Thông tin luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Hoàng Trọng Trường

Tên đề tài luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam”



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Trọng Trường       2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 24/03/1995                                                    4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: số 3894/QĐ-ĐHKT ngày 15/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

Căn cứ Quyết định số 1758/QĐ-ĐHKT ngày 14/06/2021 về việc điều chỉnh cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ

Căn cứ Quyết định số 4520/QĐ-ĐHKT ngày 06/12/2023 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo

7. Tên đề tài luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh                            9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thu Hương (cán bộ hướng dẫn 1); TS. Vũ Thị Minh Hiền (cán bộ hướng dẫn 2)

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về mặt lý luận, thay vì tập trung tìm hiểu ý định mua như nhiều công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã tìm hiểu các yếu tố tác động tới quyết định mua thực tế đối với một sản phẩm thân thiện với môi trường cụ thể là ô tô điện tại thị trường Việt Nam. Bằng cách kết hợp mô hình lý thuyết UTAUT và NAM, luận án đã phát triển mô hình nghiên cứu và chứng minh được ý định mua có tác động tích cực trực tiếp tới quyết định mua. Hơn nữa, ý định còn đóng vai trò là biến trung gian, chuyển hóa tác động của các biến độc lập như lợi ích kỳ vọng, tính dễ sử dụng, cơ sở hạ tầng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ chuẩn mực cá nhân đến quyết định mua thực tế của khách hàng. Bên cạnh đó, 3 yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa ý định và quyết định cũng đã được xác định, bao gồm tính đổi mới của cá nhân, cảm nhận chi phí  sự sẵn có của sản phẩm. Kết quả của luận án đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm, đóng góp vào hiểu biết chung về quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường nói chung và quyết định mua ô tô điện nói riêng của người tiêu dùng

Về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích thực trạng thị trường ô tô điện cũng như khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua ô tô điện của khách hàng tại Việt Nam. Từ đó, luận án sẽ hỗ trợ tốt các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong việc thấu hiểu động cơ mua sắm của khách hàng đối với ô tô điện. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra một số hàm ý về chính sách cho Chính phủ trong việc phát triển thị trường ô tô điện tại Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và môi trường của quốc gia.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ và nhà quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô điện tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh việc phân tích thực trạng và cơ hội của thị trường ô tô điện Việt Nam, các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn và khảo sát trong luận án sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam, từ đó cung cấp các hàm ý về kinh doanh và chính sách giúp thúc đẩy sự phát triển của giao thông xanh tại Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Từ các hạn chế của luận án, một số hướng nghiên cứu trong tương lai có thể được đề xuất như sau:

(1) Thứ nhất, các công trình sau này tại thị trường Việt Nam có thể thiết kế những nghiên cứu có quy mô mẫu lớn với cách thức lựa chọn ngẫu nhiên để gia tăng tính khái quát của kết quả nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu có thể được mở rộng bao gồm nhiều tỉnh thành phố để tăng tính đại diện.

(2) Thứ hai, các nghiên cứu sau này có thể tìm hiểu quyết định mua của các nhóm cá nhân khác, chẳng hạn như những cá nhân đã sở hữu ô tô truyền thống. Việc mở rộng đối tượng khảo sát sẽ giúp nhà nghiên cứu có được những nhận định đa chiều hơn vì số lượng các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động đối với mỗi nhóm đối tượng có thể khác nhau. Thậm chí, các công trình sau này có thể tiến hành khảo sát quyết định mua của người tiêu dùng tại các quốc gia khác và tiến hành so sánh với kết quả tại thị trường Việt Nam.

(3) Thứ ba, các nghiên cứu sau này có thể mở rộng mô hình nghiên cứu với các biến số và lý thuyết mới, đặc biệt là các yếu tố đóng vai trò rào cản đối với quyết định mua. Để tăng tính giải thích của mô hình định lượng, các nghiên cứu sau này có thể bổ sung thêm các biến số về nhận thức rủi ro. Đặc biệt, khoảng cách giữa ý định và quyết định mua thực tế vẫn là một chủ đề mới mẻ, thu hút các nhà nghiên cứu tìm ra các biến số điều tiết mới.

(4) Thứ tư, các nghiên cứu trong tương lai có thể cân nhắc tìm hiểu quyết định mua ô tô điện của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Việc so sánh kết quả nghiên cứu giữa 2 nhóm đối tượng là khách hàng cá nhân và tổ chức sẽ giúp nhà nghiên cứu rút ra các kết luận thú vị về sự khác biệt về hành vi của 2 nhóm trên. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng sẽ đặt nền tảng cho các giải pháp phù hợp với hành vi mua hàng của 2 nhóm đối tượng, từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô điện gia tăng hiệu quả các hoạt động marketing trong thực tiễn. 

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Hoang, T. T., Pham, H. T., & Vu, H. M. T. (2022). From intention to actual behavior to adopt battery electric vehicles: A systematic literature review. The Open Transportation Journal16(1), e187444782208100 (SCOPUS Q3)

2

Hoang, T. T., Pham, T. H., & Vu, T. M. H. (2022). Examining customer purchase decision towards battery electric vehicles in Vietnam market: A combination of self-interested and pro-environmental approach. Cogent Business & Management9(1), 2141671 (SCOPUS Q2)

3

Hoàng Trọng Trường (2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua ô tô điện tại Việt Nam: Đề xuất khung phân tích từ nghiên cứu lý thuyết.  Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, 2(1), 31-40.

4

Hoàng Trọng Trường (2023). Các nhân tố tác động đến ý định chuyển đổi từ ô tô truyền thống sang ô tô điện của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, 3(5), 36-45.

Xem thêm thông tin luận án tại đây 


Phòng Đào tạo