Đề tài: Đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Hà 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 17/05/1979 4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2417/QĐ-ĐHKT
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
+ Bổ sung người hướng dẫn phụ theo Quyết định số 4187/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2020.
7. Tên đề tài luận án: Đánh giá tính bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 9. Mã số: 9340101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: (1) PGS. TS. Trần Anh Tài; (2) PGS. TS. Nguyễn Phương Mai
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án này có tính mới thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về chuỗi giá trị mía đường tại Việt Nam là một hướng nghiên cứu mới. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên. các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường từ góc độ tiếp cận của chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Thứ hai, Luận án sử dụng một bộ tiêu chí đo lường tính bền vững của mía đường theo phương pháp định lượng. Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam về chuỗi giá trị mía đường sử dụng phương pháp này.
Thứ ba, Luận án phát triển một bộ tiêu chí đo lường tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường theo tiếp cận tích hợp ba trụ cột phát triển bền vững với các bộ tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Đây là bộ tiêu chí được xây dựng trên cơ sở tham khảo các bộ tiêu chí đo lường tính bền vững của các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khác nhau và sàng lọc, điều chỉnh thông qua các bước phỏng vấn sâu chuyên gia và điều tra sơ bộ trong ngành. Bộ tiêu chí được cập nhật và gắn với bối cảnh nghiên cứu của sản phẩm mía đường. Có thể nói đây là điểm mới riêng biệt của luận án so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.
Thứ tư, Luận án đánh giá tính bền vững của các mối quan hệ trong chuỗi giá trị từ góc độ tiếp cận quản trị, từ đó đề xuất giải pháp cho các thành phần tham gia chuỗi phát triển. Nội dung nghiên cứu này là một điểm mới so với các nghiên cứu tiền nghiệm.
Về mặt lý luận, luận án có những đóng góp sau:
- Hệ thống hóa một cách khoa học các nghiên cứu về chuỗi giá trị và tính bền vững của chuỗi giá trị;
- Phát triển và kiểm chứng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị mía đường tại một địa phương cấp tỉnh trong bối cảnh nghiên cứu mới là một quốc gia chuyển đổi.
Về mặt thực tiễn, luận án dự kiến có những đóng góp sau:
Một là, Luận án làm rõ bức tranh thực trạng tính bền vững chuỗi giá trị mía đường của Nghệ An dựa trên các tiêu chí đánh giá cụ thể.
Hai là, Luận án phân tích, đánh giá về tính bền vững chuỗi giá trị mía đường hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, rút ra những kết luận, đánh giá, chỉ rõ nguyên nhân những hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp kiến nghị nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị mía đường Nghệ An.
Ba là, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được dùng tham khảo cho Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp để xây dựng các giải pháp có tính chiến lược nhằm phát triển bền vững ngành mía đường. Bên cạnh đó, Luận án cũng cung cấp các luận cứ cho các doanh nghiệp, hộ nông dân tham gia vào chuỗi giá trị mía đường để họ có chiến lược phát triển phù hợp với chiến lược chung của ngành mía đường.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận án gợi ý một số hướng nghiên cứu trong vấn đề này như sau:
Một là, mở rộng mẫu nghiên cứu ra nhiều địa bàn trong phạm vi cả nước để có thể có sự đánh giá toàn diện về chuỗi giá trị mía đường của Việt Nam.
Hai là, xem xét nhiều vấn đề xoay quanh tính bền vững của chuỗi giá trị và các chủ đề liên quan như sự tham gia của các bên vào chuỗi, các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tác động đến tính bền vững của chuỗi giá trị đặc biệt là các xu hướng kinh tế mới như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Ba là, mở rộng thời gian nghiên cứu, thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp theo chuỗi thời gian để có thể so sánh và đánh giá tính bền vững của chuỗi giá trị theo thời gian. Từ đó, các giải pháp đưa ra sẽ gắn bó mật thiết hơn và trúng đích hơn.
Bốn là, mở rộng đối tượng khảo sát với nhiều chủ thể hơn tham gia vào chuỗi giá trị để có sự đánh giá toàn diện từ nhiều chủ thể về tính bền vững của chuỗi. Các nghiên cứu mới có thể tiếp tục kiểm định thang đo đã phát triển trong nghiên cứu này ở các bối cảnh nghiên cứu khác.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|
1 | Manh Ha Nguyen, Phuong Mai Nguyen, Anh Tuan Nguyen (2023). Measuring the sustainability of sugar value chain: indicators development and validation in the Vietnamese context. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 3rd Viet Nam – Japan International Business Conference, Tháng 3/2023, Hà Nội, Việt Nam. |
2 | Manh Ha Nguyen, Phuong Mai Nguyen (2023). Exploring the sugar value chain for sustainability assessment: Case study in Viet Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Green Economic Development in Viet Nam, Tháng 4/2023, Hà Nội, Việt Nam. |
3 | Manh Ha Nguyen, Phuong Mai Nguyen, Anh Tuan Nguyen (2023). Evaluating the sustainability of sugar value chain: evidence from Viet Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 14thQuality Festival, Tháng 5/2023, Kragujevac, Serbia. |
Xem thêm thông tin luận án tại đây./.