Khoa Tài chính - Ngân hàng
 Search

Nhóm nghiên cứu Trường ĐHKT và ĐH Bremen làm việc tại Cao Bằng

GS.TS. Haasis thảo luận về vị trí chiến lược của tỉnh Cao Bằng
Ngày 22/11/2010, trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sáng tạo trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và môi trường thông qua hoạt động quản trị chuỗi công nghiệp và logistics bền vững”, đoàn chuyên gia của Đại học Bremen, CHLB Đức gồm 06 người đã tới thăm và làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Trong buổi làm việc, các chuyên gia hai bên đã cùng thảo luận về tiềm năng của Cao Bằng trong việc phát triển để trở thành một trung tâm vùng thông qua việc đóng vai trò là trung tâm trung chuyển cho các hoạt động hội nhập kinh tế vùng cũng như cung cấp các giải pháp tối ưu về logistics (công tác cung ứng dịch vụ) và sản xuất bền vững. Dự án là bước khởi đầu cho việc thực hiện sáng kiến nghiên cứu về phát triển vùng dựa trên chuỗi công nghiệp và logistics bền vững do Khoa Quản trị và Kinh tế Công nghiệp, Đại học Tổng hợp Bremen (CHLB Đức) khởi xướng, lấy tỉnh Cao Bằng, Việt Nam là địa bàn trọng tâm cho các hoạt động nghiên cứu khảo sát. Dự án được bảo trợ bởi Bộ Khoa học và Nghiên cứu CHLB Đức.

Cũng trong khuôn khổ dự án, từ ngày 23 đến ngày 26/11/2010, đoàn chuyên gia Đại học Bremen và các chuyên gia của Trung tâm NCKT&CS, cùng đại diện Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đi thực địa tại tỉnh Cao Bằng. Trong chuyến làm việc tại tỉnh, đoàn chuyên gia đã được UBND tỉnh Cao Bằng hướng dẫn đi khảo sát các cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh và cửa khẩu Sóc Giang. Tại mỗi cửa khẩu, bên cạnh việc khảo sát thực địa, các chuyên gia cũng gặp gỡ và thảo luận sâu với Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu và UBND huyện về tình hình hoạt động cụ thể của từng cửa khẩu và vùng kinh tế cửa khẩu, xem xét quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu để phân tích tiềm năng phát triển kinh tế cửa khẩu của Cao Bằng. Ngoài việc thăm quan các khu kinh tế cửa khẩu, đoàn chuyên gia còn được thăm quan một số điểm du lịch và di tích lịch sử của tỉnh Cao Bằng như khu Di tích Pắc Pó, khu du lịch sinh thái hồ trên núi Thăng Hen. Sau hơn hai ngày thực địa, đoàn chuyên gia đã có buổi Tọa đàm Khoa học với UBND tỉnh Cao Bằng để cùng trao đổi về kinh nghiệm phát triển bền vững dựa trên mạng lưới sản xuất và logistics sáng tạo, cùng các phát hiện và kiến nghị chuyên gia khác trong thời gian làm việc tại tỉnh.


Nhóm nghiên cứu đã có buổi Tọa đàm với UBND tỉnh Cao Bằng.


TS. Nguyễn Đức Thành đóng góp ý kiến thảo luận cho buổi tọa đàm.


Phạm Tuyết Mai

FullName Email
Address Security code AOVLBM
Content