Trang tin tức sự kiện

Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời gian thực hiện: Tháng 6/2018 - 5/2020


1. Thông tin chung đề tài

  • Tên đề tài: Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam
  • Mã đề tài: KX.01.27/16-20
  • Thời gian thực hiện: Tháng 6/2018 - 5/2020
  • Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú
  • Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế
  • Đơn vị chủ quản: Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Thành viên chính tham gia:        

  •            PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN   
  •            TS. Trịnh Thị Phan Lan, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN          
  •            PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN    
  •            TS. Bùi Trinh, Viện nghiên cứu phát triển VN          
  •            ThS. Vũ Chí Dũng, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước
  •            TS. Cấn Văn Lực, Trường đào tạo cán bộ BIDV       
  •            PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  •            TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN   
  •            PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt, Trường Đại học Kinh tế TP HCM 
  •            TS. Đặng Tùng Lâm, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng       
  •            TS. Đỗ Hồng Nhung, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân      
  •            TS. Trịnh Mai Vân, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân        
  •            TS. Nguyễn Thị Nhung, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN           
  •            TS. Trần Thị Vân Anh, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
  •            TS. Vũ Thị Loan, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN         
  •            NCS. Ngô Anh Phương, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN           
  •            NCS. Trần Bình Minh, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương          
  •            NCS. Đoàn Đức Minh, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 
  •            NCS. Tô Lan Phương, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN  
  •            ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 
  •            ThS. Nguyễn Khánh Tín, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN         
  •            ThS. Hoàng Bảo Ngọc, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
  •            TS. Nguyễn Phú Hà, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN    
  •            TS. Đinh Thị Thanh Vân, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN        
  •            TS. Trần Thế Nữ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN         
  •            TS. Nguyễn Thị Hương Liên, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN  
  •            ThS. Nguyễn Thị Minh Phượng, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN          
  •            Ths Nguyễn Thị Hải Hà, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN          
  •            Ths Nguyễn Thị Nguyệt Nương, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN          
  •            Ths Phạm Duy Khánh, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 
  •            TS. Trịnh Chi Mai, Học viện Ngân hàng 

3. Nội dung của đề tài:

Hiện nay có hai quan điểm phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam, đó là quan điểm phát triển hệ thống tài chính xanh lấy chính phủ, định chế tài chính lớn làm trọng tâm; và quan điểm phát triển hệ thống tài chính xanh lấy tổ chức vi mô và ngân hàng thương mại làm trọng tâm. Có thể thấy, việc xanh hóa hệ thống tài chính được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường, cải thiện môi trường thông qua xanh hóa nền kinh tế. Việt Nam cần theo đuổi quan điểm và cách tiếp cận một cách tổng hợp: vừa theo cách tiếp cận từ trên xuống để lấy vai trò trọng tâm của các định chế tài chính lớn vừa theo cách tiếp cận từ dưới lên để tận dụng sức mạnh lan tỏa của các tổ chức tài chính vi mô nhằm phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính xanh đến tất cả các khía cạnh, ngóc ngách của nền kinh tế. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam” là luận giải những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh.

Căn cứ vào mục tiêu trên, nghiên cứu được chia thành 6 nội dung chính: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống tài chính xanh trong nền kinh tế xanh; (2) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh và bài học cho Việt Nam; (3) Xây dựng mô hình phân tích điều kiện hình thành phát triển hệ thống tài chính xanh và tác động của hệ thống tài chính xanh tới tăng trưởng kinh tế; (4) Đánh giá thực trạng hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam; (5) Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển của hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam; và (6) Định hướng và đề xuất lộ trình, giải pháp hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam.

Từ phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, nhóm nghiên cứu đề xuất lộ trình phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam đến năm 2050 như sau:

 - Đến năm 2025 thành lập thí điểm mô hình ngân hàng xanh, quỹ đầu tư xanh, doanh nghiệp đầu tư xanh.

 - Đến năm 2040 áp dụng hệ thống chỉ số đánh giá mức độ xanh hóa của hệ thống tài chính GFI (Green Finance Index) gồm các thành phần chính: chỉ số ngân hàng xanh, chỉ số trái phiếu xanh và chỉ số cổ phiếu xanh.

 - Đến năm 2050 tiến tới vận hành toàn diện hệ thống tài chính xanh với 4 trụ cột chính: trung gian tài chính xanh, các công cụ huy động vốn xanh, các doanh nghiệp đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh.

- Nhà nước cần xây dựng, công bố lộ trình thực hiện nền kinh tế xanh ở Việt Nam từ nay đến năm 2050, trong đó phải xác định những ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển theo hướng kinh tế xanh.

- Các ngân hàng và trung gian tài chính cần đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng và phát triển chiến lược ngân hàng xanh, quỹ đầu tư xanh tại Việt Nam, tận dụng khai thác tối đa các nguồn vốn xanh, các nguồn vốn quốc tế xanh.

- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tài chính sang các ngành có hệ số lan tỏa giá trị gia tăng (VA) đến nền kinh tế cao, hệ số phát thải CO2 thấp: nông lâm ngư nghiệp; giảm thiểu đầu tư tín dụng vào các ngành có hệ số lan tỏa giá trị gia tăng (VA) đến nền kinh tế thấp, hệ số phát thải CO2 cao: khai thác, giao thông vận tải, xây dựng để hướng đến nền kinh tế xanh hơn.

- Thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học, viện nghiên cứu để thúc đẩy nghiên cứu sản xuất xanh.

- Nâng cao nhận thức của các hộ gia đình và các hành động để nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường, về việc làm xanh và phát triển kỹ năng xanh. Người tiêu dùng dùng xanh có vai trò quan trọng trong kích thích nền kinh tế xanh.

Điều kiện thực hiện phát triển hệ thống tài chính xanh ở Việt Nam đến năm 2050:

- Xây dựng hệ thống quy định, luật pháp về ngân hàng xanh và đầu tư xanh.

- Điều chỉnh chính sách thuế một cách hợp lý, đảm bảo khuyến khích phát triển kinh tế xanh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất xanh.

- Hoàn thiện các tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm xanh, công khai và minh bạch các chỉ số xếp hạng xanh, hệ thống thông tin kế toán xanh.

- Xây dựng danh mục và tiêu chí đánh giá ngành nghề sản xuất kinh doanh xanh.

* Khuyến nghị với Nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần lập và chấp hành ngân sách hiệu quả, tiết kiệm, minh bạch tài chính công: Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh, sự thất bại lớn nhất trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh là không có sự dẫn dắt từ trên xuống, đặc biệt vai trò kiến tạo của Chính phủ. Các chính sách công như đầu tư mua sắm công, chi tiêu công từ đó mà chưa thực sự hiệu quả, ảnh hưởng trọng yếu tới việc xanh hóa nền kinh tế.

Thứ hai, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư và chi tiêu của Chính phủ trong những lĩnh vực kích thích xanh hóa các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào kinh tế xanh: Cụ thể, đó là các khoản đầu tư để thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống. Đồng thời, đầu tư cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng của nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong tổng yêu cầu sử dụng năng lượng của quốc gia.

Thứ ba, Nhà nước cần xây dựng, công bố lộ trình thực hiện nền kinh tế xanh ở Việt Nam từ nay đến năm 2050, trong đó phải xác định được những ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển theo hướng kinh tế xanh.

* Đối với Bộ, ban, ngành liên quan:

- Bộ Kế hoạch Đầu tư: Cần xây dựng danh mục và tiêu chí đánh giá ngành nghề sản xuất kinh doanh “xanh”. Theo Kahlenborn và các công sự (2017), việc nhận diện và đánh giá ngành ưu tiên đầu tư xanh các chính phủ có thể thực hiện thông qua năm cách tiếp cận như sau:

(i) Phát triển định nghĩa về tài chính xanh.

(ii) Đưa ra một nguyên tắc phân loại chung cho các ngành đầu tư xanh.

(iii) Phát triển nguyên tắc phân loại cụ thể đối với các ngành đầu tư xanh.

(iv) Xây dựng phương pháp đánh giá để đo lường mức độ liên kết với các chỉ tiêu xanh

(v) Phát triển các tiêu chuẩn cụ thể cho quy trình đầu tư xanh và tài chính xanh.

Các cách tiếp cận này không được loại trừ lẫn nhau mà bổ sung và phát triển dựa trên nền tảng chung, bảo đảm tính thống nhất giữa các cách tiếp cận.

- Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:

Thứ nhất, ngành tài chính sớm hoàn thiện khung chính sách tài chính nhằm phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh cho mọi đối tượng liên quan trong xã hội một cách thiết thực, hiệu quả và rộng rãi.

 Thứ hai, nỗ lực thu hút nguồn vốn xã hội cho việc phát triển xanh thông qua thị trường tài chính xanh.

Thứ ba, hướng tới phát triển cân bằng thị trường tài chính xanh thông qua thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp xanh.

Bộ Tài chính cần xây dựng nghị định về chính sách hỗ trợ triển khai phát hành trái phiếu xanh cũng như các quy định về kiểm soát công bố thông tin, sử dụng vốn và giám sát dự án. Đối với các lĩnh vực được phát hành trái phiếu xanh, cần xác định lĩnh vực cụ thể, danh mục các dự án ưu tiên và xây dựng tiêu chí lựa chọn dự án xanh cụ thể, rõ ràng.

* Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm ban hành các văn bản, hướng dẫn cụ thể để thúc đẩy nguồn tài chính xanh.

Thứ nhất, NHNN cần đóng vai trò chủ trì phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách cụ thể đối với chính sách tín dụng xanh dành cho các tổ chức tín dụng. Cụ thể gồm có: (i) Khái niệm và hướng dẫn báo cáo về tín dụng xanh; (ii) Xây dựng hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường, xã hội trong các dự án tín dụng xanh tại các tổ chức tín dụng; (iii) Xây dựng danh mục các dự án xanh khuyến khích tổ chức tín dụng tập trung cấp tín dụng.

Thứ hai, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ, NHNN có thể nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển tín dụng xanh như: chính sách tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, lãi suất, thời hạn cho vay hay thành lập quỹ tài chính - tín dụng xanh...

- NHNN cần rà soát các quy định về tín dụng xanh theo hướng cụ thể và tăng cường các yếu tố tạo động lực cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khi cung cấp tín dụng xanh.

- NHNN nên đưa ra các mức tỷ lệ tái chiết khấu khác nhau, yêu cầu các nguồn vốn và tiền dự trữ để khuyến khích các khoản tín dụng xanh.

- Bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng được thu hồi vốn trước hạn nếu tổ chức, cá nhân trong quá trình sử dụng vốn thực hiện hành vi xâm hại môi trường.

- Hầu hết, các rủi ro về môi trường và khí hậu không thể lường trước và tính toán được. Thay vì đối mặt với rủi ro mà không có sự chuẩn bị, NHNN nên kết hợp với cơ quan giám sát môi trường để có những công bố về mặt rủi ro với các tổ chức tài chính cũng như ngân hàng thương mại để đưa ra giải pháp cho việc triển khai các hoạt động tài chính xanh.

* Khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng cần đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam:

Thứ nhất, các ngân hàng cấp tín dụng nên điều chỉnh các khoản đầu tư dựa trên nền kinh tế thực để giúp điều chỉnh nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.

Thứ hai, các ngân hàng nên xem xét các khía cạnh khi tài trợ một dự án, kiểm duyệt các dự án với những công cụ có tính đến các yếu tố môi trường trong hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, mỗi ngân hàng cần thành lập một bộ phận làm công tác thẩm định các dự án bảo vệ môi trường.

Thứ tư, các ngân hàng, tổ chức cho vay cần tăng cường năng lực xem xét thẩm định các dự án đầu tư xanh cho cán bộ, nhân viên.

 * Khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng, trung gian tài chính phi ngân hàng

Các định hướng mang tính chiến lược về tăng trưởng xanh cần được thực thi một cách nghiêm túc. Các tổ chức tín dụng nên quan tâm hơn đến xây dựng chiến lược quản trị rủi ro về môi trường cũng như các rủi ro về nguồn lực thiên nhiên khác (như đất đai, nguồn nước…) trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo phát triển trong dài hạn, các tổ chức tín dụng cần ưu tiên thực hiện kiểm soát tốt các vấn đề về rủi ro ESG. Từ đó, đảm bảo rằng các hoạt động của ngân hàng đều được cân nhắc đến rủi ro ESG và giảm thiểu mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, việc thúc đẩy vai trò của các tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống tài chính xanh:

Thứ nhất, các tổ chức tài chính vi mô nên xây dựng chiến lược huy động vốn xã hội từ các nhà tài trợ, nguồn hỗ trợ, tài trợ trong nước và quốc tế.

Thứ hai, các tổ chức tài chính vi mô nên tiếp cận và tăng cường cho vay các doanh nghiệp siêu nhỏ, bên cạnh đối tượng truyền thống là cá nhân và hộ gia đình nghèo.

Thứ ba, để mô hình tài chính vi mô xanh thành công, cần có kết nối trực tiếp giữa các tổ chức cung cấp tài chính vi mô và đơn vị cung cấp sản phẩm/dịch vụ xanh và các tổ chức địa phương.

 * Khuyến nghị đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp

Thứ nhất, các doanh nghiệp nên đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh.

Thứ hai, các doanh nghiệp nên hướng tới công bố các Báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (BCTNXH) và thay đổi chiến lược trong công bố BCTNXH.

* Khuyến nghị đối với người tiêu dùng

Các hộ gia đình cần có các hành động để nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường, về việc làm xanh và phát triển kỹ năng xanh. Người tiêu dùng dùng xanh có vai trò quan trọng trong kích thích nền kinh tế xanh. Nếu như ngày càng nhiều người nâng cao nhận thức, chuyển sang sử dụng các sản phẩn xanh để bảo vệ môi trường thì sẽ có càng nhiều các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia vào các lĩnh vực xanh, từ đó thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam.

4. Sản phẩm khoa học:

4.1 Bài đăng tạp chí quốc tế:

 

Tên bài báo

Tác giả

Tên báo

Tình trạng

1

Green bank development - Empirical Study in Vietnam

Tran Thi Thanh Tu, Ngo Anh Phuong, Nguyen Thi Nhung

Journal Bank and bank system

Đã đăng IV/2020

2

Sustainable Earnings and its forecast: The case of Vietnam

Nhung Hong Do, Nha Van Tue Pham, Dung Manh Tran, Thuy Thu Le

Journal of Asian Finance Economics and Business (JAFEB)

Đã đăng 03/2020

3

The factors affecting green investment for sustainable development

Thi Thanh Tu Tran, Hong Nhung Do, Thi Ha Vu, Nguyen Nguyet Minh Do

Decision Science Letters

Đã đăng 04/2020

 

4.2. Bài báo trong nước

 

Tên bài báo

Tác giả

Tên báo

Tình trạng

1

Hệ thống tài chính xanh: Yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế xanh

Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Hồng Minh

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Đã đăng

2

Green financial system development: International experience and lessons for Vietnam

Đỗ Hồng Nhung, Trần Thị Thanh Tú, Trịnh Mai Vân

Viện hàm lâm khoa học VN (VSED)

Đã đăng 07/2020

3

Phát triển hệ thống tài chính nhằm thúc đẩy kinh tế xanh: Kinh nghiệm của một số nước và gợi ý cho Việt Nam

Trần Thị Thanh Tú

Tạp chí Cộng sản

Đã đăng 05/2020

4

Một số vấn đề về chính sách quản lý quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách nhà nước ở Việt Nam

Hoàng Xuân Hòa, Trịnh Mai Vân

Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN

Đã đăng 03/2020

5

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại Trung Quốc

Trần Thị Vân Anh

Tạp chí Ngân hàng

Đã đăng 03/2020

6

Phát triển thị trường tài chính xanh: Thông lệ quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam

Trần Thị Thanh Tú, Đỗ Hồng Nhung

Tạp chí Tài chính - Ngân hàng

Đã đăng 01/2018

 


Đại học Quốc gia Hà Nội

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành