Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, Thời gian thực hiện: từ 6/2018 đến 6/2020
1. THÔNG TIN CHUNG:
Tên đề tài: Tác động của động lực làm việc đến kết
quả công việc của giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Mã đề tài: 503.01-2018.03
Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ 6/2018 đến 6/2020
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Anh Đức
Đơn vị chủ trì: Trường
Đại học Kinh tế
Đơn vị chủ quản: Đại học Quốc gia Hà Nội
Thành viên chính tham gia: TS. Phạm Ngọc Thạch, TS. Nguyễn Thế Kiên, PGS.TS. Vũ Đức Thanh, ThS. Bùi Hồng Phượng, ThS. Nguyễn Thị Huyền
Trong giáo dục
đại học, động lực đóng vai trò quan trọng trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng
cao hiệu suất và hiệu quả của giảng viên. Do đó, đề tài của nhóm nghiên cứu đã đánh
giá mối quan hệ giữa động lực làm việc và kết quả công việc của giảng viên để từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của giảng viên tại Đại học
Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) - một trong hai Đại học Quốc gia đa ngành, đa lĩnh vực
hàng đầu tại Việt Nam.
Đề
tài đạt được các kết quả chính như
sau:
- Tổng quan
các nghiên cứu liên quan tới động lực và kết quả công việc của người lao động
trên các phương diện: các nhân tố tác động tới động lực làm việc của người lao
động, các nhân tố tác động tới hiệu quả công việc của người lao động, các thang
đo đo lường động lực làm việc của người lao động, các thang đo đo lường hiệu
quả công việc của người lao động và các phương pháp đánh giá mối quan hệ giữa
các nhóm nhân tố.
- Xây dựng
thang đo và mô hình đánh giá mối quan hệ giữa động lực và kết quả công việc của
giảng viên.
- Xây dựng mô hình ra quyết định
đa tiêu chuẩn để đánh giá trọng số của các nhân tố đo lường động lực làm việc
và kết quả công việc của giảng viên tại ĐHQGHN.
- Kiểm định thang đo và mô hình
đánh giá mối quan hệ giữa động lực làm việc và kết quả công việc của giảng viên
tại ĐHQGHN.
- Đề xuất các
khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của giảng viên tại ĐHQGHN,
thông qua các chính sách tạo động lực.
Cụ thể, để cải
thiện kết quả công việc của giảng viên, các trường đại học trực thuộc ĐHQGHN
cần:
Thứ nhất, xây dựng và sớm ban hành chính
sách đào tạo cán bộ giảng viên ngắn hạn và dài hạn.
Thứ hai, thường xuyên tổ chức các chương
trình đào tạo ngắn hạn, các khóa đào tạo tại chỗ.
Thứ ba, lập kế hoạch cử cán bộ giảng viên
đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên
cứu khoa học.
Thứ tư,
xây dựng các chương trình phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, tạo điều kiện
cho giảng viên phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
2. SẢN PHẨM KHOA HỌC:
2.1. Bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục quốc tế có uy
tín (SCOPUS):
- Do
Anh Duc, Dinh Thi Hang, Pham Minh Tam, Truong Thi Hue, Ta Van Loi, Luong Thuy
Lien, Luu Quoc Dat (2020), “Lecturers’ Research Capacity Assessment Using an
Extension of Generalized Fuzzy Multi-Criteria Decision-Making Approach,” International
Journal of Fuzzy Systems, 1-12. https://doi.org/10.1007/s40815-020-00951-5
- Do
Anh Duc, Pham Ngoc Thanh, Bui Hong Phuong, Vu Duc Thanh, Nguyen The Kien,
Nguyen Thi Huyen (2020), “Impact of Motivational Factors on the Work
Results of Lecturers at Vietnam National University, Hanoi,” Journal of Asian Finance, Economics
and Business, 7 (8),
425-433. https://doi.org/10.13106/jafeb.2020.vol7.no8.425
- Do
Anh Duc, Pham Minh Tam, Dinh Thi Hang, Ngo The Chi, Luu Quoc Dat, Pham Ngoc
Thach, Ha Dieu Linh, Vuong Hong Nhat (2020), “Evaluation of lecturers’ performance using a
novel hierarchical multi-criteria model based on an interval complex
Neutrosophic set,”
Decision Science Letters, 9(2),
119-144. DOI: 10.5267/j.dsl.2020.1.003
- Do
Anh Duc, Pham Ngoc Thach, Bui Hong Phuong, Canh Chi Dung, Luu Huu Van, Pham Thi
Hong Diep (2020),
“A
Dynamic Fuzzy Multiple Criteria Decision-Making Approach for Lecturer
Performance Evaluation,” Journal of Management Information
and Decision Science, 22(3), 250-261.
2.2. Bài báo đăng trên tạp chí quốc gia có uy tín:
Đỗ Anh Đức, Cảnh Chí Dũng, Bùi
Hồng Phượng, Lưu Quốc Đạt (2019), “Đánh giá các nhân tố tạo động lực làm việc của
giảng viên tại Trường
Đại học Kinh tế, ĐHQGHN,” Tạp chí Tâm lý học xã hội, số 09-2019, 59-68.