Trang tin tức sự kiện

Thông báo tuyển sinh sau đại học năm 2020



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Số: 56/TB-ĐHKT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 9 tháng 01 năm 2020

THÔNG BÁO

Tuyển sinh sau đại học năm 2020


Căn cứ Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quy chế đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ban hành theo Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 08/12/2014 của Giám đốc ĐHQGHN;

Căn cứ Quy chế đào tạo tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ban hành theo Quyết định số 4555/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/11/2018 của Giám đốc ĐHQGHN;

Căn cứ Quy chế tạm thời về công tác tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 1080/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/4/2016 của Giám đốc ĐHQGHN;

Căn cứ Công văn số 39/ĐHQGHN-ĐT ngày 8/01/2020 về việc giao chỉ tiêu tuyển sinh trung học phổ thông, đại học và sau đại học năm 2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

Căn cứ Công văn số 36/HD-ĐHQGHN ngày 8/01/2020 về thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học năm 2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

Căn cứ Công văn số 1593/HD-ĐHQGHN ngày 24/05/2019 về danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông báo tuyển sinh sau đại học năm 2020 như sau:

1. Thời gian tuyển sinh:

Năm 2020, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức hai đợt tuyển sinh sau đại học:

Đợt 1 thi tuyển vào các ngày 11 và 12/4/2020, tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (tuyển sinh đào tạo tiến sĩ) từ ngày 11/4 đến 24/4/2020.

Đợt 2 thi tuyển vào các ngày 12 và 13/9/2020, tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn (tuyển sinh đào tạo tiến sĩ) từ ngày 12/9 đến 25/9/2020.

Lịch tuyển sinh chi tiết:

Đợt 1:

Trình độ

Công việc

Thời gian

Thạc sĩ

Tập trung thí sinh, thi môn Cơ bản/ bài thi Đánh giá năng lực/bài viết xử lý tình huống

Sáng thứ Bảy, 11/4/2020

Thi môn Cơ sở

Chiều thứ Bảy, 11/4/2020

Thi môn Ngoại ngữ

Sáng Chủ nhật, 12/4/2020

Tiến sĩ

Xét tuyển tiến sĩ

Từ ngày 11/4 đến 24/4/2020

Đợt 2

Trình độ

Công việc

Thời gian

Thạc sĩ

Tập trung thí sinh, thi môn Cơ bản/ bài thi Đánh giá năng lực/bài viết xử lý tình huống

Sáng thứ Bảy, 12/9/2020

Thi môn Cơ sở

Chiều thứ Bảy, 12/9/2020

Thi môn Ngoại ngữ

Sáng Chủ nhật, 13/9/2020

Tiến sĩ

Xét tuyển tiến sĩ

Từ ngày 12/9 đến 25/9/2020


2. Chỉ tiêu, các ngành và môn thi tuyển:

2.1. Bậc Thạc sĩ (Cao học)

TT

Ngành/Chuyên ngành

Chỉ tiêu cả năm

Các môn thi tuyển

Ngoại ngữ

Môn cơ bản

Môn cơ sở

1

Kinh tế chính trị

15

Tiếng Anh

Kinh tế chính trị

Lịch sử các học thuyết kinh tế

2

Tài chính - Ngân hàng

65

Tiếng Anh

Đánh giá năng lực

Kinh tế học

3

Quản lý kinh tế

65

Tiếng Anh

Kinh tế chính trị

Quản trị học

4

Quản trị kinh doanh

65

Tiếng Anh

Đánh giá năng lực

Quản trị học

5

Kinh tế quốc tế

20

Tiếng Anh

Đánh giá năng lực

Kinh tế quốc tế

6

Quản trị các tổ chức tài chính

25

Tiếng Anh(1)

Xét duyệt hồ sơ(2)

7

Kế toán

35

Tiếng Anh

Đánh giá năng lực

Nguyên lý kế toán

8

Chính sách công và phát triển

30

Tiếng Anh

Đánh giá năng lực

Kinh tế học

9

Quản lý Công

40

Tiếng Anh(1)

Xét duyệt hồ sơ(3)

- (1)Thí sinh dự thi chuyên ngành Quản trị các tổ chức tài chính, Quản lý công phải nộp minh chứng về năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo tại thời điểm nộp hồ sơ đăng kí dự tuyển. Nếu tại thời điểm xét tuyển, thí sinh chưa nộp được minh chứng về trình độ ngoại ngữ, HĐTS SĐH có thể cho phép thí sinh cam đoan sẽ nộp trước thời điểm công nhận học viên, đồng thời đánh giá năng lực ngoại ngữ của ứng viên theo yêu cầu của chương trình đào tạo trong quá trình phỏng vấn. Môn thi cơ bản và cơ sở được thay thế bằng kết quả đánh giá hồ sơ và bài phỏng vấn. Một số chương trình có thêm bài kiểm tra một số năng lực cần thiết của thí sinh (năng lực viết luận, năng lực toán… tùy theo từng chương trình đào tạo).

(2)Hồ sơ xét tuyển đối với ngành Quản trị các tổ chức tài chính hướng dẫn tại Phụ lục 7 và Phụ lục 8.

(3)Hồ sơ xét tuyển đối với ngành Quản lý công hướng dẫn tại Phụ lục 7 và Phụ lục 9.

2.2. Bậc Tiến sĩ (Nghiên cứu sinh)

TT

Các ngành tuyển sinh

Chỉ tiêu cả năm

Hồ sơ chuyên môn

Ghi chú

1

Kinh tế chính trị

2

Đánh giá Hồ sơ chuyên môn

Ngoại ngữ: Tiếng Anh

2

Kinh tế quốc tế

2

3

Quản trị kinh doanh

5

4

Tài chính - Ngân hàng

2

5

Quản lý kinh tế

4

3. Điều kiện dự thi, danh mục ngành đúng, ngành gần: (Phụ lục 1).

4. Danh mục các hướng nghiên cứu, danh sách các nhà khoa học có thể hướng dẫn nghiên cứu sinh: (Phụ lục 2).

5. Cách tính điểm, quy trình và tiêu chí xét tuyển tiến sĩ: (Phụ lục 3)

6. Văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: Thí sính dự thi có văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có giấy công nhận của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm đăng ký trực tuyến.

7. Thời gian đào tạo chuẩn:

- Đối với đào tạo tiến sĩ: 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 4 năm đối với người chưa có bằng thạc sĩ.

- Đối với đào tạo thạc sĩ: 2 năm.

8. Yêu cầu về môn thi tiếng Anh:

8.1. Đối với thí sinh dự thi tiến sĩ: Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực tiếng anh:

- Có chứng chỉ tiếng anh theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 6 do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng kí dự tuyển;

- Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Anh.

- Có bằng đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.

8.2. Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ: Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn môn thi tiếng Anh:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (học bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh hoặc sư phạm tiếng Anh;

- Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh tương đương bậc 3 trở lên của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 4 và Phụ lục 5).

8.3. Lưu ý:

- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

- Các chứng chỉ ngoại ngữ sẽ được Trường Đại học Kinh tế gửi cho các cơ sở cấp chứng chỉ để thẩm định tính xác thực của chứng chỉ. Thí sinh phải chịu trách nhiệm theo các quy định tuyển sinh Sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội về tính xác thực của chứng chỉ đã nộp.

- Các chứng chỉ do các cơ sở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần thơ: Áp dụng chứng chỉ cấp sau ngày 15/05/2019.

9. Đối tượng và chính sách ưu tiên:

9.1. Đối tượng ưu tiên:

- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác, quyết định tuyển dụng hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1;

- Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;

- Con liệt sĩ;

- Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

9.2. Mức ưu tiên:

- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn Tiếng Anh (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi Tiếng Anh và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.

- Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm đăng kí dự thi. (không áp dụng đối với xét tuyển với chuyên ngành Quản trị các tổ chức tài chính và Quản lý công)

10. Lịch học bổ sung kiến thức: Thí sinh xem lịch đăng ký và học bổ sung kiến thức dự thi sau đại học của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chi tiết tại địa chỉ: http://ueb.edu.vn.

11. Thời gian đăng ký và nhận hồ sơ:

11.1. Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ: Năm 2020, việc đăng kí dự tuyển tiếp tục được thực hiện trên phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN. Nhiệm vụ của thí sinh: Truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh đã đăng ký tài khoản trong những kỳ tuyển sinh trước và chưa nhập học tại bất kỳ đơn vị nào trong ĐHQGHN có thể sử dụng tài khoản đã có để đăng ký dự tuyển trong năm 2020. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.

- Thời gian đăng kí:

o Đợt 1: từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 27/3/2020.

o Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4/2020 đến 17h00 ngày 26/8/2020.

Thí sinh dự tuyển theo phương án xét tuyển ngoài việc đăng kí trực tuyến còn phải nộp đầy đủ hồ sơ tại HĐTS trong thời gian quy định.

- Nộp lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Trường.

+ Nộp tiền vào tài khoản đơn vị theo thông tin sau:

Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Số tài khoản: 049 100 000 328 9 Tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thăng Long

Nội dung nộp: [Mã ĐKDT]_[Tên thí sinh…]_[ngày sinh…]_THS_[Ngành dự thi…]_LP tuyển sinh năm 2020

+ Nộp tiền mặt tại đơn vị: Phòng 405 (cửa số 1), Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy. Thời gian nộp: Trong giờ hành chính.

Riêng đối với chuyên ngành Quản lý công

- Nộp lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Trường.

+ Nộp tiền vào tài khoản đơn vị theo thông tin sau:

Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Số tài khoản: 116 0000 67929, Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Tây Hà Nội

Nội dung nộp: [Mã hồ sơ]_[Tên thí sinh…]_[ngày sinh…]_THS_[Ngành dự thi…]_LP tuyển sinh năm 2020

+ Nộp tiền mặt tại Trường: Phòng 405 (cửa số 1), Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy. Thời gian nộp: Trong giờ hành chính.

11.2 Đối với thí sinh dự thi tiến sĩ: Năm 2020, việc đăng kí dự tuyển tiến sĩ được thực hiện trực tuyến một phần. Nhiệm vụ của thí sinh:

- Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn như sau:

- Thời gian đăng kí:

o Đợt 1: từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 27/3/2020.

o Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4/2020 đến 17h00 ngày 26/8/2020.

- Nộp bản cứng hồ sơ theo quy định của Nhà trường (Phụ lục 7) (nộp trực tiếp tại Phòng 401 nhà E4 hoặc qua đường bưu điện: Phòng Đào tạo: Phòng 401 Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Thời gian khai báo thông tin trực tuyến và nhận hồ sơ (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện):

- Thời gian nhận hồ sơ:

o Đợt 1: từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 27/3/2020.

o Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4/2020 đến 17h00 ngày 26/8/2020.

- Nộp lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của đơn vị hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại đơn vị.

+ Nộp tiền vào tài khoản đơn vị theo thông tin sau:

Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Số tài khoản: 049 100 000 328 9 Tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thăng Long

Nội dung nộp: [Mã ĐKDT]_[Tên thí sinh…]_[ngày sinh…]_TS_[Ngành dự thi…]_LP tuyển sinh năm 2020

+ Nộp tiền mặt tại Trường: Phòng 405 (cửa số 1), Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy. Thời gian nộp: Trong giờ hành chính.

12. Hồ sơ dự thi thạc sĩ: Nộp tại thời điểm nhập học. Danh mục tài liệu kèm hồ sơ tuyển sinh (Phụ lục 7).

Riêng đối với chuyên ngành Quản trị các tổ tài chính: Thí sinh nộp hồ sơ bản cứng sau khi thí sinh đăng ký trực tuyến theo Phụ lục 8 (nộp trực tiếp tại Phòng 401 nhà E4 hoặc qua đường bưu điện: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Phòng 401 nhà E4 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).

- Thời gian nhận hồ sơ:

o Đợt 1: từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 27/3/2020.

o Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4/2020 đến 17h00 ngày 26/8/2020.

Riêng đối với chuyên ngành Quản lý công: Hồ sơ phát hành tại Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, phòng 106 nhà E4 hoặc có thể tải trực tiếp trên website www.cite.edu.vn. Thí sinh nộp hồ sơ bản cứng sau khi đăng ký trực tuyến theo Phụ lục 9 (nộp trực tiếp tại Phòng 106 nhà E4 hoặc qua đường bưu điện: Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phòng 106 nhà E4 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).

- Thời gian nhận hồ sơ:

o Đợt 1: từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 27/3/2020.

o Đợt 2: từ 8h00 ngày 27/4/2020 đến 17h00 ngày 26/8/2020.

13. Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi:

13.1. Đối với thí sinh dự thi tiến sĩ:

- Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 60.000 đồng/thí sinh

- Lệ phí dự thi: 200.000 đồng/thí sinh

13.2. Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ:

- Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 60.000 đồng/thí sinh

- Lệ phí dự thi: 360.000 đồng/thí sinh (310.000 đồng/thí sinh đối với thí sinh được miễn thi môn tiếng Anh).

13.3. Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công:

- Lệ phí xét tuyển : 1.162.250 đồng/thí sinh

14. Thời gian công bố kết quả: Trước 17h00 ngày 05/5/2020 (đợt 1) và trước 17h00 ngày 02/10/2020 (đợt 2).

15. Thời gian nhập học dự kiến: Trước ngày 12/06/2020 (đợt 1) và trước ngày 19/11/2020 (đợt 2).

Lưu ý: Nhà trường tiến hành xác minh các loại văn bằng, chứng chỉ của các ứng viên dự tuyển đào tạo Sau đại học trước khi ra Quyết định công nhận học viên, nghiên cứu sinh.

16. Địa điểm liên hệ:

- Phòng Đào tạo: Phòng 401 Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 024.37547506 (máy lẻ 305); Website: www.ueb.vnu.edu.vn;

- Riêng đối với chuyên ngành Quản lý công: Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế Phòng 106 Nhà E4, Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội;

Website: www.ueb.vnu.edu.vn;

- Điện thoại: 024.3754 7506 (máy lẻ 589)

Nơi nhận:

- ĐHQGHN (để báo cáo);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Các Sở, Ban, Ngành, UBND các tỉnh;

- Các Học viện, trường Cao đẳng, Đại học;

- Phòng tuyển sinh (để thực hiện)

- Phòng truyền thông và QTTH (để thực hiện);

- Trưởng các đơn vị trực thuộc (để phối hợp thực hiện);

- Lưu VT, ĐT. T27.

HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê


Phụ lục 1

Điều kiện về văn bằng, thâm niên công tác dự thi tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

(Kèm theo Thông báo số 56 /TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

1. Điều kiện dự thi tiến sĩ:

1.1. Điều kiện về văn bằng và công trình đã công bố:

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng, ngành/chuyên ngành phù hợp hoặc ngành/chuyên ngành gần với ngành/chuyên ngành đăng kí dự tuyển;

- Có công trình khoa học (bài báo hoặc báo cáo) liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện, có mã số xuất bản ISBN trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng kí dự tuyển với số lượng cụ thể như sau:

+ Có tối thiểu 1 bài báo hoặc báo cáo khoa học: Đối với người có bằng đại học chính quy (ngành đúng loại giỏi trở lên) hoặc bằng thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu.

+ Có tối thiểu 2 bài báo hoặc báo cáo khoa học: Đối với người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ.

1.2. Điều kiện về thâm niên công tác:

Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng ký dự thi, riêng đối với ngành Quản trị Kinh doanh tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học).

1.3. Danh mục các chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần:

- Chuyên ngành Kinh tế chính trị: Kinh tế học, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán kinh tế, Quản lý kinh tế, Chính trị học, Luật kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kinh doanh thương mại, Chính sách công, Quản lý công, Khoa học quản lý, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý khoa học và công nghệ, Chính sách công và Phát triển, Quản trị các tổ chức tài chính, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp.

- Chuyên ngành Kinh tế quốc tế: Khoa học quản lý, Chính sách công, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý khoa học và công nghệ, Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế, Thống kê kinh tế, Toán kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Chính sách công và phát triển, Quản trị các tổ chức tài chính, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp.

- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh: Khoa học quản lý, Chính sách công, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý khoa học và công nghệ, Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế ,Toán kinh tế, Quản lý kinh tế, Kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Luật Kinh tế, Chính sách công và phát triển, Quản trị các tổ chức tài chính, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp.

- Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng: Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán kinh tế, Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Bảo hiểm, Kế toán, Khoa học quản lý, Chính sách công, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý khoa học và công nghệ, Chính sách công và phát triển, Quản trị các tổ chức tài chính, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp.

- Chuyên ngành Quản lý kinh tế: Khoa học quản lý, Chính sách công, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quản lý khoa học và công nghệ, Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Luật Kinh tế, Chính sách công và phát triển, Quản trị các tổ chức tài chính, Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp.

2. Điều kiện dự thi thạc sĩ:

2.1. Điều kiện về văn bằng

v Đối với chuyên ngành Kinh tế chính trị

- bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế chính trị hoặc ngành kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế chính trị;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành Giáo dục chính trị (chuyên ban Kinh tế chính trị) hoặc ngành gần với ngành kinh tế chính trị: Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về kinh tế chính trị), Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Maketing, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Khoa học quản lí, Quản lí công, Quản trị nhân lực được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ):


TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Lịch sử các học thuyết kinh tế

3

4

Kinh tế học phát triển

3

5

Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi

3


Tổng cộng

15

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về kinh tế chính trị), Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực và có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 7 học phần (21 tín chỉ)

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Lịch sử các học thuyết kinh tế

3

4

Kinh tế học phát triển

3

5

Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi

3

6

Kinh tế quốc tế

3

7

Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng

3


Tổng cộng

21

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác và có bằng lý luận chính trị trình độ từ trung cấp trở lên đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 9 học phần (27 tín chỉ).

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Lịch sử các học thuyết kinh tế

3

4

Kinh tế học phát triển

3

5

Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi

3

6

Kinh tế quốc tế

3

7

Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng

3

8

Kinh tế học công cộng

3

9

Kinh tế học môi trường

3


Tổng cộng

27


v Đối với chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng

- bằng tốt nghiệp đại học ngành Tài chính - Ngân hàng hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Tài chính - Ngân hàng;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành Tài chính – Ngân hàng: Quản trị Kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Bảo hiểm; Kinh tế quốc tế; Kế toán; Kiểm toán, Quản trị nhân lực được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Kinh tế tiền tệ - ngân hàng

3

4

Quản trị ngân hàng thương mại

3

5

Tài chính doanh nghiệp 1

3


Tổng cộng

15

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành gần với ngành Tài chính – Ngân hàng: Quản trị Kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Bảo hiểm; Kinh tế quốc tế; Kế toán; Kiểm toán, Quản trị nhân lực được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Kinh tế tiền tệ - ngân hàng

3

4

Quản trị ngân hàng thương mại

3

5

Tài chính doanh nghiệp 1

3

6

Đầu tư tài chính

3

7

Nguyên lý kế toán

3

8

Nguyên lý marketing

3

9

Tín dụng ngân hàng

3


Tổng cộng

27

v Đối với chuyên ngành Quản lý kinh tế

- bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản lý kinh tế;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản lý kinh tế hoặc ngành Kinh tế quốc tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ).

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Quản trị học

3

4

Quản lý nhà nước về kinh tế

3

5

Kinh tế tiền tệ - ngân hàng

3


Tổng cộng

15

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành: Tài chính – Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán, Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ).

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Quản trị học

3

4

Quản lý nhà nước về kinh tế

3

5

Kinh tế tiền tệ - ngân hàng

3

6

Khoa học quản lý

3

7

Kinh tế quốc tế

3


Tổng cộng

21

- Có bằng tốt nghiệp đại học (chính quy và không chính quy) ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình 09 môn (27 tín chỉ).

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Quản trị học

3

4

Quản lý nhà nước về kinh tế

3

5

Kinh tế tiền tệ - ngân hàng

3

6

Khoa học quản lý

3

7

Kinh tế quốc tế

3

8

Marketing

3

9

Kế toán

3


Tổng cộng

27

v Đối với ngành Quản trị kinh doanh (chuyên ngành Quản trị kinh doanh)

- bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản trị kinh doanh;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh: Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản trị kinh doanh); Kinh tế quốc tế; Marketing; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Tài chính - Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Quản trị học

3

4

Nguyên lý Quản trị Kinh doanh

3

5

Nguyên lý Marketing

3


Tổng cộng

15

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy ngành gần với ngành Quản trị kinh doanh: Kinh tế (không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Quản trị kinh doanh; Kinh tế quốc tế; Marketing; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Tài chính - Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 09 môn (27 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Quản trị học

3

4

Nguyên lý Quản trị Kinh doanh

3

5

Nguyên lý Marketing

3

6

Nguyên lý Kế toán

3

7

Quản trị tài chính

3

8

Quản trị Nguồn nhân lực

3

9

Quản trị chiến lược

3


Tổng cộng

27

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy một số ngành khác với ngành Quản trị kinh doanh: Quốc tế học, Du lịch, Giáo dục chính trị, Ngôn ngữ Anh, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng và các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và truyền thông, Pháp luật, Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Kiến trúc và xây dựng, Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 12 môn (34 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Quản trị học

3

4

Nguyên lý Quản trị Kinh doanh

3

5

Nguyên lý Marketing

3

6

Nguyên lý Kế toán

3

7

Quản trị tài chính

3

8

Quản trị Nguồn nhân lực

3

9

Quản trị chiến lược

3

10

Quản trị sản xuất và tác nghiệp

2

11

Quản trị chất lượng

2

12

Toán kinh tế

3


Tổng cộng

34

v Đối với chuyên ngành Kinh tế quốc tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế quốc tế hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế quốc tế;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Kinh tế Quốc tế: Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh thương mại, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 môn (15 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Thương mại quốc tế

3

4

Đầu tư quốc tế

3

5

Tài chính quốc tế

3


Tổng cộng

15

v Đối với chuyên ngành Quản trị các tổ chức tài chính

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Tài chính - ngân hàng hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Tài chính - ngân hàng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức 02 học phần (6 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Quản trị học

3

2

Quản trị tài chính

3


Tổng cộng

6

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Quản trị kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức 02 học phần (6 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế tiền tệ ngân hàng

3

2

Quản trị ngân hàng thương mại

3


Tổng cộng

6

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh: Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Kinh tế đầu tư, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức 04 học phần (12 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Quản trị học

3

2

Quản trị tài chính

3

3

Kinh tế tiền tệ ngân hàng

3

4

Quản trị ngân hàng thương mại

3


Tổng cộng

12

- Có bằng tốt nghiệp đại học một số ngành khác: Khoa học quản lí, Hệ thống thông tin quản lí, Quản trị nhân lực, Quản trị văn phòng, Quản lí dự án, Toán kinh tế, Thống kê kinh tế, Quản lí thông tin, Luật, Luật kinh tế, Thống kê, Toán học, Toán ứng dụng, Công nghệ thông tin, Hệ thông thông tin, Toán tin, Kinh tế ngành, Báo chí và Ngoại ngữ được dự thi sau khi hoàn thành 6 học phần (18 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

3

2

Kinh tế vĩ mô

3

3

Kinh tế tiền tệ ngân hàng

3

4

Quản trị ngân hàng thương mại

3

5

Quản trị học

3

6

Quản trị tài chính

3


Tổng cộng

18


v Đối với chuyên ngành Quản lý công

- Danh mục ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác:

TT

Mã ngành

Tên ngành

I

Ngành đúng, ngành phù hợp (các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học, mã số 73101, Quản trị - Quản lý, mã s 73404 ):

1

7310101

Kinh tế

2

7340401

Khoa học Quản lý

3

7340403

Quản lý công

II

Ngành gần (các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế học, mã số 73101, Quản trị - Quản lý, mã s 73404 Khoa học chính trị, mã số 73102):

1

7310106

Kinh tế quốc tế

2

7340404

Quản trị Nhân lực

3

7340405

Hệ thống Thông tin quản lý

4

7340406

Quản trị văn phòng

5

7310205

Quản lý Nhà nước

III

Ngành khác



Các ngành không thuộc nhóm ngành Kinh tế học và Quản trị - Quản lý trừ trường hợp đã quy định ở Mục 1 và 2 bảng này (kèm theo ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý công hoặc liên quan)

- Yêu cầu học bổ sung kiến thức:

+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp:

Stt

Tên học phần

Số tín chỉ

Ghi chú


Ngành Kinh tế


- Công nhận cử nhân ngành/chuyên ngành Quản lý công của các trường đại học trong và ngoài nước là ngành phù hợp.

- Tốt nghiệp ngành đúng, ngành phù hợp quá 15 năm phải học bổ sung kiến thức như ngành gần.

- Được miễn nếu bảng điểm đại học có (các) học phần này hoặc tương đương với số tín chỉ bằng hoặc lớn hơn và tốt nghiệp không quá 15 năm

1

Hành chính học đại cương

3

2

Khoa học chính sách

3


Tổng

6


Ngành Khoa học quản lý


1

Kinh tế học đại cương (bao gồm cả kinh tế Vi mô và Vĩ mô)

3

2

Quản lý Nhà nước về kinh tế

3


Tổng

6


+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần:

Stt

Tên học phần

Số tín chỉ

Ghi chú

1

Kinh tế học đại cương (bao gồm Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô)

3

Được miễn nếu bảng điểm đại học có (các) học phần này hoặc tương đương với số tín chỉ bằng hoặc lớn hơn và tốt nghiệp không quá 15 năm

2

Hành chính học đại cương

3

3

Khoa học chính sách

3

4

Quản lý Nhà nước về kinh tế

3


Tổng

12


+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác:

Stt

Tên học phần

Số tín chỉ

Ghi chú

1

Kinh tế học đại cương (bao gồm Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô)

3

Được miễn nếu bảng điểm đại học có (các) học phần này hoặc tương đương với số tín chỉ bằng hoặc lớn hơn và tốt nghiệp không quá 15 năm

2

Quản lý học đại cương

3

3

Khoa học chính sách

3

4

Nhà nước và Pháp luật

3

5

Hành chính học đại cương

3

6

Quản lý Nhà nước về kinh tế

3


Tổng

18



v Đối với chuyên ngành Kế toán

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kế toán hoặc ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành (chuyên sâu) về Kế toán, Kiểm toán;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Tài chính Ngân hàng, Bảo hiểm, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ):

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Nguyên lý Kế toán

03

2

Tài chính doanh nghiệp

03

3

Kế toán tài chính

03

4

Hệ thống thông tin kế toán

03

5

Kiểm toán tài chính

03


Tổng cộng

15

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế và đã có chứng chỉ kế toán viên/hoặc kế toán trưởng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ):

TT

Học phần

Số tín chỉ

1

Nguyên lý Kế toán

03

2

Tài chính doanh nghiệp

03

3

Kế toán tài chính

03

4

Hệ thống thông tin kế toán

03

5

Kiểm toán tài chính

03

6

Kế toán quản trị

03

7

Phân tích tài chính

03

Tổng cộng

21


v Đối với chuyên ngành Chính sách công và phát triển

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế phát triển, ngành Kinh tế có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế phát triển.

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế không có định hướng chuyên ngành/chuyên sâu về Kinh tế phát triển hoặc ngành Kinh tế quốc tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 05 học phần (15 tín chỉ).

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

03

2

Kinh tế vĩ mô

03

3

Quản trị học

03

4

Kinh tế phát triển

03

5

Chính sách công

03


Tổng cộng

15

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Tài chính – Ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán, Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị khách sạn; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Bất động sản; Marketing; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại, Khoa học quản lí, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lí, Quản trị văn phòng được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ).

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

03

2

Kinh tế vĩ mô

03

3

Quản trị học

03

4

Kinh tế phát triển

03

5

Chính sách công

03

6

Quản trị chiến lược

03

7

Kinh tế thể chế

03


Tổng cộng

21


- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức với chương trình gồm 09 học phần (27 tín chỉ).

TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Kinh tế vi mô

03

2

Kinh tế vĩ mô

03

3

Quản trị học

03

4

Kinh tế phát triển

03

5

Chính sách công

03

6

Quản trị chiến lược

03

7

Kinh tế thể chế

03

8

Nguyên lí Quản trị kinh doanh

03

9

Kinh tế công cộng

03


Tổng cộng

27

2.2. Điều kiện về thâm niên công tác:

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và không thuộc diện phải học bổ sung kiến thức được dự thi ngay.

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học dưới loại khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến hết ngày đăng ký dự thi).

Đối với từng chuyên ngành có thêm các điều kiện sau:

- Chuyên ngành Quản lý kinh tế: Thí sinh dự thi phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản lý kinh tế, kể cả người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng ký dự thi) tại một trong những vị trí, lĩnh vực công tác sau đây:

+ Lãnh đạo, chuyên viên, nghiên cứu viên các đơn vị có chức năng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hoặc của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội;

+ Giảng viên giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước;

+ Lãnh đạo từ cấp phó phòng hoặc tương đương trở lên tại các tập đoàn kinh tế, các tổ chức kinh tế nhà nước và tư nhân.

- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh: Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy các ngành: Quốc tế học, Du lịch, Giáo dục chính trị, Ngôn ngữ Anh, Khoa học quản lý, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng và các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và truyền thông, Pháp luật, Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Kiến trúc và xây dựng, Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.

- Chuyên ngành Quản trị các tổ chức tài chính: Thí sinh đủ điều kiện dự tuyển khi đáp ứng 1 trong 3 yêu cầu dưới đây:

+ Những người có bằng đại học ngành Quản trị kinh doanh hoặc Tài chính-Ngân hàng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến hoạt động tài chính - ngân hàng.

+ Những người có bằng đại học ngành gần với ngành Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến hoạt động tài chính - ngân hàng.

+ Những người có bằng đại học một số ngành khác có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác tại các vị trí liên quan đến hoạt động tài chính - ngân hàng tại các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty kế toán - kiểm toán, cơ quan quản lý nhà nước các cấp về tài chính, ngân hàng, hải quan, thuế, kiểm toán, kho bạc và phòng kế hoạch tài chính trong các doanh nghiệp, tập đoàn.

- Chuyên ngành Quản lý công:

Người tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

Người tốt nghiệp đại học ngành khác phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý công hoặc liên quan tính từ ngày công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

- Chuyên ngành Chính sách công và phát triển: Những người có bằng đại học ngành khác thuộc diện phải học bổ sung kiến thức 9 môn (27 tín chỉ) phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi).


Phụ lục 2

Danh mục lĩnh vực nghiên cứu dự định nhận NCS và danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn NCS năm 2020

(Kèm theo Thông báo số 56 /TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

2.1. Chuyên ngành Kinh tế chính trị

TT

Hướng nghiên cứu

Giảng viên có thể hướng dẫn

Số NCS có thể nhận

1

Mô hình phát triển kinh tế - xã hội

PGS.TS Trần Đức Hiệp

TS. Trần Quang Tuyến

1 - 3

2

Các loại thị trường ở Việt Nam

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

TS. Nguyễn Thùy Anh

1 - 3

3

Quan hệ giữa nhà nước và thị trường

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

TS. Nguyễn Thùy Anh

1 - 3

4

Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập

PGS.TS Trần Đức Hiệp

TS. Trần Quang Tuyến

1 - 3

5

Đổi mới các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

GS.TS Phan Huy Đường

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

TS. Trần Quang Tuyến

1 - 3

6

Phát triển kinh tế tư nhân

TS. Trần Quang Tuyến

TS. Nguyễn Thùy Anh

1 - 3

7

Phát triển kinh tế tập thể

TS. Trần Quang Tuyến

TS. Nguyễn Thùy Anh

1 - 3

8

Thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài

PGS.TS Trần Đức Hiệp

TS. Nguyễn Thùy Anh

TS. Ngô Đăng Thành

1 - 3

9

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

TS. Trần Quang Tuyến

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

1 - 3

10

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

GS.TS Phan Huy Đường

TS. Hoàng Thu Hương

1 – 3

11

Phát triển kinh tế tri thức

PGS.TS Trần Đức Hiệp

TS. Trần Quang Tuyến

1 – 3

12

Phát triển ngành, vùng, lĩnh vực kinh tế

GS.TS Phan Huy Đường

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

PGS.TS Trần Đức Hiệp

1 – 3

13

Hội nhập kinh tế quốc tế

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

TS. Nguyễn Thùy Anh

1 – 3

14

Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

PGS.TS Trần Đức Hiệp

TS. Nguyễn Thùy Anh

1 – 3

15

Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

PGS.TS Trần Đức Hiệp

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

1 – 3

16

Phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

TS. Trần Quang Tuyến

1 - 3


2.2. Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế:

TT

Hướng nghiên cứu

Họ tên, học vị, chức danh người có thể hướng dẫn NCS

Số NCS có thể nhận

1

Các lý thuyết về kinh tế thế giới, Thương mại Quốc tế, Đầu tư Quốc tế, Tài chính Quốc tế

GS.TS. Phùng Xuân Nhạ

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

PGS.TS. Hà Văn Hội

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh

PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu

TS. Nguyễn Cẩm Nhung

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi

1-3

2

Chính sách thương mại, tài chính và đầu tư quốc tế: kinh nghiệm của các nước trên thế giới và Việt Nam.

GS.TS. Phùng Xuân Nhạ

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

PGS.TS. Hà Văn Hội

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh

PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi

TS. Nguyễn Cẩm Nhung

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi

1-3

3

Toàn cầu hoá, khu vực hoá và vấn đề hội nhập vào khu vực và thế giới của Việt Nam.

GS.TS. Phùng Xuân Nhạ

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

PGS.TS. Hà Văn Hội

PGS.TS. Vũ Anh Dũng

PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi

1-3

4

Kinh tế các nước và khu vực.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

TS. Nguyễn Cẩm Nhung

PGS.TS. Phạm Xuân Hoan

PGS.TS. Hà Văn Hội

PGS.TS. Vũ Anh Dũng

PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi

1-3

5

Chiến lược và mô hình kinh doanh quốc tế của các Doanh nghiệp trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam.

PGS.TS. Hà Văn Hội

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu

PGS. TS. Vũ Anh Dũng

PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi

1-3

6

Logistics và chuỗi cung ứng, Chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

GS.TS. Phùng Xuân Nhạ

PGS.TS. Hà Văn Hội

PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi

1-3

2.3. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh:

TT

Hướng nghiên cứu

Họ tên, học vị chức danh người có thể hướng dẫn NCS

Số NCS có thể nhận

1

- Chiến lược cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành, quốc gia.

- Tác động của chiến lược tới chiến lược nhân lực; Văn hóa doanh nghiệp.

- Quản trị sự thay đổi, tái cơ cấu doanh nghiệp

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

PGS.TS. Nhâm Phong Tuân

TS. Đinh Văn Toàn

3

2

- Phát triển năng lực lãnh đạo;

- Định hướng lãnh đạo theo chủ thuyết hài hòa Đông – Tây

- Văn hóa và Lãnh đạo chiến lược

- Quản trị chiến lược Đông – Tây

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

TS. Lưu Thị Minh Ngọc

TS. Nguyễn Phương Mai

2

3

Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

PGS.TS. Nhâm Phong Tuân

1

4

- Phát triển năng lực lãnh đạo, xây dựng khung năng lực cho cán bộ lãnh đạo

- Đào tạo, phát triển nhân lực; Thù lao lao động

- Quản lý thực hiện công việc

- Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước

- Phát triển nhân lực địa phương

PGS.TS. Lê Quân

PGS,TS. Nguyễn Mạnh Tuân

PGS.TS Trần Anh Tài

2

5

- Tuyển dụng nhân lực; Đào tạo, phát triển nhân lực; Thù lao lao động; Thiết kế tổ chức và bố trí nhân lực; Định mức lao động

- Phát triển nhân lực địa phương

TS. Trương Minh Đức

TS. Đỗ Xuân Trường

TS. Lưu Thị Minh Ngọc

2

6

- Quản trị thương hiệu; Quản trị kênh phân phối.

- Phát triển thị trường; Hành vi khách hàng.

- Năng lực cạnh tranh; Chiến lược kinh doanh; Chiến lược Marketing

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

TS. Nguyễn Thị Phi Nga

1

7

- Marketing địa phương, digital marketing, CRM, quản trị thương hiệu, marketing dịch vụ, lập kế hoạch marketing, chiến lược marketing, truyền thông marketing tích hợp, quan hệ công chúng

- Xây dựng Chiến lược KD, Chiến lược thu hút đầu tư

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, XD khung năng lực cho cán bộ lãnh đạo

- Quản trị nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nhân viên

TS. Hồ Chí Dũng

TS. Vũ Thị Minh Hiền

TS. Lưu Thị Minh Ngọc

TS. Đỗ Xuân Trường

2

8

- Chiến lược marketing, Hành vi người tiêu dùng, Quản trị thương hiệu

- Năng lực cạnh tranh, năng lực động của doanh nghiệp

- Khả năng học hỏi của doanh nghiệp và tác động tới kết quả kinh doanh

- Năng lực IT và tác động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; chất lượng dịch vụ

PGS.TS. Hoàng Văn Hải

TS. Vũ Thị Minh Hiền

1

9

- Phát triển bền vững các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa trên tiêu chí về chất lượng và môi trường

- Các mô hình quản trị hiện đại; Quản trị tinh gọn

- Quản trị công nghệ, đổi mới sáng tạo; Quản trị sản xuất và tác nghiệp; Ứng dụng kỹ thuật mô phỏng trong quản trị hiện đại

PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh

PGS,TS Phan Chí Anh

2

10

- Quản trị sản xuất và tác nghiệp

- Quản trị chất lượng; Chất lượng dịch vụ

- Đổi mới sáng tạo.

PGS.TS. Phan Chí Anh

2

11

Văn hoá doanh nghiệp, Văn hoá tổ chức, Văn hoá công sở...

PGS.TS. Đỗ Minh Cương

1

12

Văn hoá kinh tế, kinh doanh/Văn hoá doanh nhân của quốc gia hoặc theo ngành nghề, vùng miền, địa phương.

PGS.TS. Đỗ Minh Cương

TS. Nguyễn Thùy Dung

1

13

Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hiệp hội; Quản trị, phát triển doanh nghiệp xã hội.

PGS.TS. Đỗ Minh Cương

TS. Nguyễn Phương Mai

TS. Nguyễn Thùy Dung

1

14

- Lý luận/lý thuyết và sự vận dụng ở nước ta về lãnh đạo, quản lý; Văn hoá lãnh đạo, quản lý; Mối quan hệ giữa văn hoá và lãnh đạo.

- Nâng cao/phát triển năng lực lãnh đạo cho các cá nhân và tổ chức (doanh nghiệp hoặc các tổ chức công quyền, sự nghiệp, ngành, địa phương…)

- Thể chế, mô hình, phong cách, hiệu quả lãnh đạo và phương pháp đo lường, đánh giá.

- Nghiên cứu và vận dụng các tư tưởng, lý thuyết, phương pháp mới vào các lĩnh vực hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhân tài trong phạm vi quốc gia, ngành, địa phương, tổ chức.

PGS.TS. Đỗ Minh Cương

TS. Nguyễn Thùy Dung

1


2.4. Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng

TT

Hướng nghiên cứu

Họ tên, học vị chức danh người có thể hướng dẫn NCS

Số NCS có thể nhận

1

- Tái cấu trúc ngân hàng

- Quản trị công ty trong ngân hàng

- Quản trị tài chính

- Định giá doanh nghiệp

PGS. TS. Trần Thị Thanh Tú

1-2

2

- Tài chính cá nhân, giáo dục tài chính và phổ cập tài chính

- Dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại (ngân hàng số, công ty fintech..

TS. Đinh Thị Thanh Vân

1-2

3

- Quản lý hoạt động ngân hàng

- Thực tiễn về quản lý tiền tệ- lãi suất

- Hoạt động tài chính vi mô: tài chính tiêu dùng và tài chính doanh nghiệp xã hội

TS. Nguyễn Phú Hà

1-2

4

- Các vấn đề tài chính vĩ mô

- Kinh tế xanh

TS. Trần Thị Vân Anh

1-2

5

- Quản lý tài chính

- Lập kế hoạch chiến lược

- Quản lý ngân sách địa phương

- Đầu tư tài chính, quản trị rủi ro

PGS.TS. Lê Trung Thành

1-2

6

- Mối quan hệ giữa lãi suất và các biến số kinh tế

- Tỷ giá, khu vực tiền tệ, đôla hóa nền kinh tế

- Ngân sách, huy động các nguồn lực tài chính.

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

1-2

7

- Tài chính công

- Tài chính ngân hàng

PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu

1-2


2.5. Chuyên ngành Quản lý kinh tế

TT

Hướng nghiên cứu

Họ tên, học vị chức danh người có thể hướng dẫn NCS

Số NCS có thể nhận

1

Quản lý và lãnh đạo trong khu vực công

GS.TS Phan Huy Đường

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

1 - 3

2

Quản lý an ninh kinh tế

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

PGS.TS Phạm Văn Dũng

TS. Trần Quang Tuyến

1 - 3

3

Quản lý tài nguyên môi trường

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

GS.TS Phan Huy Đường

1 - 3

4

Quản lý khoa học công nghệ

PGS.TS Trần Đức Hiệp

TS. Nguyễn Thùy Anh

1 - 3

5

Quản lý nhân lực

GS.TS Phan Huy Đường

PGS.TS Trần Đức Hiệp

1 - 3

6

Quản lý tài chính

GS.TS Phan Huy Đường

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

TS, Ngô Đăng Thành

1 – 3

7

Quản lý các tập đoàn, doanh nghiệp

GS.TS Phan Huy Đường

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

1 – 3

8

Quản lý kinh tế các địa phương, khu vực

GS.TS Phan Huy Đường

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

PGS.TS Trần Đức Hiệp

1 – 3

9

Quản lý tri thức

GS.TS Phan Huy Đường

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê

1 – 3


Phụ lục 3

Cách tính điểm để xếp loại thí sinh, quy trình và tiêu chí xét tuyển NCS

(Kèm theo Thông báo số 56 /TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

3.1. Cách tính điểm để xếp loại thí sinh được quy định như sau:

- Từ 85 điểm đến 100 điểm: xếp loại xuất sắc

- Từ 70 điểm đến 84 điểm: xếp loại khá

- Từ 60 điểm đến 69 điểm: xếp loại trung bình

- Dưới 60 điểm: không tuyển

3.2. Quy trình xét tuyển nghiên cứu sinh:

- Thí sinh trình bày đề cương nghiên cứu và kế hoạch thực hiện trước tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh. Vấn đề dự định nghiên cứu của thí sinh phải phù hợp với các lĩnh vực, hướng nghiên cứu mà đơn vị chuyên môn đang thực hiện, có người đủ tiêu chuẩn theo quy định đồng ý nhận hướng dẫn. Các thành viên tiểu ban chuyên môn đặt các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá thí sinh về các mặt: năng lực kiến thức chuyên môn, sự rõ ràng về ý tưởng đối với mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, tính khả thi của đề tài và kế hoạch nghiên cứu, những tư chất cần có của một nghiên cứu sinh. Tiểu ban chuyên môn phải có văn bản nhận xét, đánh giá cho điểm thí sinh về các nội dung này.

- Thành viên tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh đánh giá phân loại thí sinh thông qua hồ sơ dự tuyển (kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ; thành tích nghiên cứu khoa học; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn; chất lượng đề cương nghiên cứu thông qua sự hiểu biết của thí sinh về lĩnh vực chuyên môn và hướng nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, dự kiến kết quả nghiên cứu và kế hoạch học tập được trình bày trong đề cương nghiên cứu sinh; ý kiến nhận xét đánh giá và ủng hộ thí sinh trong thư giới thiệu và phần trình bày, trả lời các câu hỏi của thí sinh); xác định danh mục các học phần cần bổ sung (nếu có) của từng thí sinh.

- Ứng viên dự tuyển nghiên cứu sinh phải trình hồ sơ và báo cáo đề cương nghiên cứu trước tiểu ban chuyên môn. Tiểu ban chuyên môn có trách nhiệm tổ chức xem xét đánh giá hồ sơ dự tuyển và đề cương nghiên cứu sinh, cho điểm đánh giá theo Hướng dẫn của ĐHQGHNvới thang điểm tối đa là 100 và gửi kết quả về Ban Thư kí tổng hợp báo cáo Hội đồng tuyển sinh. Người đạt yêu cầu được xét tuyển phải có điểm đánh giá hồ sơ và đề cương nghiên cứu tối thiểu đạt 60/100.

- Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc ĐHQGHN (đối với đơn vị đào tạo trực thuộc) hoặc thủ trưởng đơn vị đào tạo (đối với đơn vị đào tạo thành viên) quyết định việc bảo vệ đề cương bằng tiếng nước ngoài để kiểm tra năng lực trình bày và diễn đạt chuyên môn bằng ngoại ngữ của người dự tuyển.

- Căn cứ các yêu cầu và thang điểm đánh giá, tiểu ban chuyên môn tổng hợp kết quả đánh giá của các thành viên, lập danh sách thí sinh xếp thứ tự theo điểm đánh giá từ cao xuống thấp và chuyển kết quả về Ban Thư kí Hội đồng tuyển sinh.

- Ban Thư kí Hội đồng tuyển sinh có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ dự tuyển, chuyển kết quả xếp loại xét tuyển cho Hội đồng tuyển sinh. Hội đồng tuyển sinh quy định nguyên tắc xét tuyển và xác định danh sách thí sinh trúng tuyển căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đã được Giám đốc ĐHQGHN quyết định cho từng chuyên ngành đào tạo và kết quả xếp loại các thí sinh, trình thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét và báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN phê duyệt.

3.3. Tiêu chí đánh giá HSCM:

HSCM được đánh giá theo thang điểm 100 với các tiêu chí sau đây:

- Kết quả học tập ở bậc thạc sĩ hoặc cử nhân: được cho tối đa 15 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá năng lực học tập của thí sinh thông qua kết quả học tập đã đạt được ở bậc thạc sĩ (đối với thí sinh dự tuyển từ thạc sĩ) hoặc ở bậc cử nhân (đối với thí sinh dự tuyển từ cử nhân và tương đương). Việc đánh giá và cho điểm dựa trên điểm trung bình chung các môn học ở bậc đào tạo thạc sĩ hoặc cử nhân có tính đến uy tín chất lượng của đơn vị đã đào tạo.

- Thành tích nghiên cứu khoa học: được cho tối đa 15 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của thí sinh thông qua các thành tích nghiên cứu khoa học đã đạt được. Việc đánh giá và cho điểm dựa trên các giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Bộ và tương đương trở lên hoặc các bài báo khoa học đã được đăng trên Tạp chí khoa học, Tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) thuộc lĩnh vực chuyên ngành đăng kí đào tạo.

Các giải thưởng hoặc bài báo khoa học có nhiều người tham gia thì điểm được chia đều cho từng người. Với thí sinh có nhiều giải thưởng và nhiều bài báo, điểm cho phần này bằng tổng điểm của các giải thưởng và các bài báo nhưng không vượt quá mức tối đa 15 điểm.

- Năng lực ngoại ngữ: được cho tối đa 10 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá thêm năng lực ngoại ngữ của thí sinh thông qua các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có kết quả cao. Việc đánh giá và cho điểm dựa trên văn bằng hoặc chứng chỉ có số điểm cao nhất đang trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thi lấy chứng chỉ đến ngày đăng kí dự tuyển đào tạo bậc tiến sĩ.

- Ý kiến đánh giá và ủng hộ trong thư giới thiệu: được cho tối đa 10 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá năng lực và phẩm chất của thí sinh thông qua mức độ ủng hộ trong thư giới thiệu có cân nhắc tới tính khách quan và xác thực.

- Đề cương nghiên cứu: được cho tối đa 40 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá ý nghĩa khoa học và thực tiễn cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu thông qua nội dung, hình thức đề cương nghiên cứu. Việc đánh giá và cho điểm dựa trên: giá trị khoa học và thực tiễn của của đề tài nghiên cứu thông qua sự phù hợp với chuyên ngành đăng kí đào tạo, tính thời sự và sáng tạo, sự rõ ràng của mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu; mức độ khả thi của đề tài nghiên cứu thông qua năng lực, kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh đối với đề tài nghiên cứu, dự kiến kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu hợp lí.

- Phần trình bày của thí sinh: được cho tối đa 10 điểm

Tiêu chí này nhằm đánh giá thí sinh về các mặt: tính cách, trí tuệ, sự rõ ràng về phương pháp, nội dung nghiên cứu, tính khả thi trong kế hoạch để đạt những mong muốn đó và những tư chất cần có của một nghiên cứu sinh. Trường hợp cần thiết, có thể đánh giá năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong chuyên môn.

3.4. Xét tuyển:

Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển trình độ tiến sĩ phải có tổng điểm hồ sơ và đề cương nghiên cứu đạt điểm từ 60 điểm trở lên, trong đó điểm đề cương nghiên cứu tối thiểu phải đạt 25/40 điểm

Điểm trúng tuyển được Quyết định theo từng ngành, chuyên ngành đào tạo.


Phụ lục 4

Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ Ngoại ngữ

tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc sử dụng

trong tuyển sinh trình độ thạc sĩ tại ĐHQGHN

(Kèm theo Thông báo số 56 /TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

Tiếng Anh

Khung năng lực

ngoại ngữ VN

IELTS

TOEFL

TOEIC

(4 kỹ năng)

Cambridge Exam

BEC

BULATS

Vietnamese Standardized Test of English Proficiency

Cấp độ 3

4.5

450 ITP

133 CBT 45 iBT

Reading 275

Listening 275

Speaking 120

Writing 120

KET (Distinction 140)

PET (Pass 140)

FCE (Level B1 - 140)

Preliminary

40-59

VSTEP.3-5

(4.0 – 5.5)

Cấp độ 4

5.0

45 – 93 iBT

Reading 385

Listening 400

Speaking 160

Writing 150

KET (Distinction 160)

PET (Pass 160)

FCE (Level B2 - 160)

Vantage

60-74

VSTEP.3-5

(6.0)

(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)

Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, đơn vị đào tạo cần gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về việc quy đổi tương đương.


Phụ lục 5

Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ Ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh thạc sĩ tại ĐHQGHN

(Kèm theo Thông báo số 56/TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

5.1. Chứng chỉ B1(Tiếng anh)

STT

Cơ sở đào tạo

Ghi chú

1. 1

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội


2. 2

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng


3. 3

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế


4. 4

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh


5. 5

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chứng chỉ cấp sau ngày 15/05/2019

6. 6

Trường Đại học Hà Nội


7. 7

Đại học Thái Nguyên

Chứng chỉ cấp sau ngày 15/05/2019

8. 8

Trường Đại học Cần Thơ

Chứng chỉ cấp sau ngày 15/05/2019

5.2. Các chứng chỉ tiếng Anh

STT

Cơ sở cấp

chứng chỉ

Các chứng chỉ được công nhận

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam PET

BEC Preliminary

BULATS

1.

Educational Testing Service (ETS)





2.

British Council (BC)






3.

International Development Program (IDP)






4.

Cambridge ESOL




Phụ lục 6

Bảng tham chiếu chứng chỉ Ngoại ngữ

sử dụng trong tuyển sinh trình độ tiến sĩ tại ĐHQGHN

(Kèm theo Thông báo số56/TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

STT

Chứng chỉ

Trình độ

1

TOEFL iBT

45-93

2

IELTS

5.0-6.5

3

Cambridge examination

PET (160-170)

FCE (160-179)

CAE (160-179)


Phụ lục 7

Danh mục tài liệu kèm hồ sơ nhập học

(Kèm theo Thông báo số 9 /TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

7.1. Hồ sơ nhập học thạc sĩ nộp khi trúng tuyển gồm:

7.1.1. Bản sao công chứng bằng và bảng điểm đại học. (Giấy chứng nhận công nhận văn bằng do Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp)

7.1.2. Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức (nếu có).

7.1.3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hiện đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

Lưu ý: Ảnh trên sơ yếu lý lịch phải có dấu giáp lai của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú

7.1.4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế cấp Quận/Huyện trở lên (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

7.1.5. Bản sao có công chứng quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn, kèm theo công văn xác nhận thời gian công tác của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác phù hợp với từng chuyên ngành dự thi (theo quy định).

7.1.6. Quyết định cử đi học của cơ quan chủ quản: 01 bản (nếu có);

7.1.7. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).

7.1.8. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng được miễn thi môn Tiếng Anh (nếu có).

7.1.9. Bản cam đoan tính hợp lệ của văn bằng, chứng chỉ đã nộp.

7.1.10. 03 ảnh màu 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng) ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngành dự thi vào mặt sau ảnh.

Lưu ý: -Các đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo. Hồ sơ tuyển sinh và nhập học không trả lại.

7.2. Hồ sơ nhập học tiến sĩ nộp khi trúng tuyển gồm:

7.2.1. Bản sao công chứng: Bằng và bảng điểm đại học; Bằng và bảng điểm thạc sĩ. (Giấy chứng nhận công nhận văn bằng của Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp)

7.2.2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hiện đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

Lưu ý: Ảnh trên sơ yếu lý lịch phải có dấu giáp lai của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú

7.2..3. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế cấp Quận/Huyện trở lên (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

7.2.4. Công văn cử đi học của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức) (theo mẫu).

7.2.5. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đủ trình độ tiếng Anh dự thi tiến sĩ

7.2.6. Bản cam đoan tính hợp lệ của văn bằng, chứng chỉ đã nộp.

7.2.7. 03 ảnh màu 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng) ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngành dự thi vào mặt sau ảnh.

Lưu ý: - Các đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo. Hồ sơ tuyển sinh và nhập học không trả lại.

- Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức)


7.3. Hồ sơ dự thi tuyển sinh tiến sĩ gồm:

7.3.1. Phiếu đăng ký dự thi đào tạo tiến sĩ theo mẫu có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú.

7.3.2. Bản sao công chứng: Bằng và bảng điểm đại học; Bằng và bảng điểm thạc sĩ. (Giấy chứng nhận công nhận văn bằng của Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp)

7.3.3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (thời hạn 6 tháng) (theo mẫu).

Lưu ý: Ảnh trên sơ yếu lý lịch phải có dấu giáp lai của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú

7.3.4. Lý lịch khoa học (theo mẫu).

7.3.5. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế cấp Quận/Huyện trở lên (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

7.3.6. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức) (theo mẫu).

7.3.7. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đủ trình độ tiếng Anh dự thi tiến sĩ.

7.3.8. Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu (theo mẫu).

7.3.9. Các công trinh khoa học: Trong thời hạn 3 năm (36 tháng) tính đề ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.(đóng quyển bìa xanh, nộp 06 bản) (theo mẫu).

7.3.10. Đề cương nghiên cứu (đóng quyển bìa xanh, nộp 06 bản) (theo mẫu).

7.3.11. Bản sao có công chứng QĐ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn, kèm theo công văn xác nhận thời gian công tác của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác phù hợp với từng chuyên ngành dự thi.

7.3.12. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)

7.3.13. Bản cam đoan tính hợp lệ của văn bằng, chứng chỉ đã nộp (theo mẫu).

7.3.14. 03 ảnh màu 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng) ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngành dự thi vào mặt sau ảnh và 02 phong bì có dán sẵn tem ghi rõ địa chỉ người nhận.

Lưu ý: Các đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo. Hồ sơ tuyển sinh và nhập học không trả lại.

Biểu mẫu hồ sơ tại phụ lục 10


Phụ lục 8

Hồ sơ xét tuyển chuyên ngành Quản trị các tổ chức tài chính

(Kèm theo Thông báo số 9/TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

8.1. Phương thức tuyển sinh: xét tuyển (bao gồm đánh giá hồ sơ, bài viết xử lí tình huống của thí sinh và phỏng vấn).

(i) Đánh giá hồ sơ đăng kí của thí sinh: Việc thẩm định hồ sơ, chấm điểm để đánh giá xếp loại hồ sơ dựa trên các tiêu chí quy mô, phạm vi ảnh hưởng của đơn vị công tác, chức vụ và kinh nghiệm quản lí thực tiễn của thí sinh, quá trình đào tạo và một số phẩm chất năng lực cá nhân (50 điểm).

(ii) Thi viết: Bài viết xử lí tình huống ngắn gọn nhằm đánh giá kiến thức tổng hợp và khả năng tư duy logic, phân tích phê phán và giải quyết vấn đề của thí sinh (20 điểm).

(iii) Phỏng vấn bởi Hội đồng tuyển sinh sau đại học (HĐTSSĐH) gồm các thành viên trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế: Bài phỏng vấn nhằm đánh giá kiến thức và kinh nghiệm xử lí tình huống quản lí thực tế, năng lực học tập của thí sinh (30 điểm).

8.2. Danh mục hồ sơ xét tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính

8.2.1. Phiếu cung cấp thông tin xét tuyển chương trình thạc sĩ quản trị các tổ chức tài chính (Phụ lục 9).

8.2.2. Bằng tốt nghiệp Đại học và các bảng điểm kèm theo (01 bản photo công chứng).

8.2.3. Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức.

8.2.4. Bản sao có công chứng quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn, kèm theo công văn xác nhận thời gian công tác của cơ quan để xác nhận thâm niên công tác theo đúng điều kiện thâm niên công tác của chương trình.

8.2.5. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp minh chứng về năng lực ngoại ngữ.


Mẫu phiếu cung cấp thông tin xét tuyển

PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN XÉT TUYỂN

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH

A. THÔNG TIN CHUNG

Các thông cá nhân:

Họ và Tên: Nam Nữ

Ngày sinh: ....../......./19....... Nơi sinh:

Nơi ở hiện tại:

Cơ quan, đơn vị công tác:

Chức vụ hiện tại:

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP CỦA ỨNG VIÊN

1. Anh/ chị hãy giới thiệu tóm tắt thành tích trong quá trình học tập của bản thân?

...........................................................................................................................................

2. Yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn trường và chuyên ngành học đại học của anh/ chị?

...........................................................................................................................................

3. Học thạc sĩ có vai trò thế nào đối với người cán bộ lãnh đạo trong các tổ chức, tập đoàn hoặc doanh nghiệp?

...........................................................................................................................................

4. Lý do anh/chị lựa chọn đăng ký dự tuyển Chương trình Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính?

...........................................................................................................................................

5. Nêu tối đa 3 lợi thế giúp anh/chị có thể theo học tốt chương trình này?

...........................................................................................................................................

C. KINH NGHIỆM CÔNG TÁC VÀ LÃNH ĐẠO

6. Hãy giới thiệu khái quát về quá trình công tác của anh/ chị?

7. Theo anh/ chị, một nhà nhà quản lý đứng đầu một đơn vị, tổ chức tài chính cần những tố chất gì?

(Liệt kê tối đa 3 tố chất theo thứ tự mà anh/ chị cho là quan trọng nhất, có phân tích ngắn gọn mỗi tố chất)

8. Anh/ chị có những tố chất gì phù hợp một nhà nhà quản lý đứng đầu một tổ chức tài chính?

(Liệt kê tối đa 3 tố chất theo thứ tự mà anh/ chị cho là quan trọng nhất, có ví dụ ngắn gọn mỗi tố chất)

9. Hãy nêu kinh nghiệm xử lý một tình huống quản lý mà anh/ chị cho là thành công nhất?

(Nêu cụ thể một tình huống mà anh/ chị gặp phải và cách thức giải quyết, nhận định của anh/ chị về cách giải quyết khi đó; nếu bây giờ gặp lại tình huống tương tự thì anh/ chị sẽ có những thay đổi gì trong cách xử lý)

10. Anh/ chị quan niệm thế nào về đạo đức nghề nghiệp của người lãnh đạo?

D. NĂNG LỰC BẢN THÂN ỨNG VIÊN

11. Anh/ chị hãy cho biết về mục tiêu phấn đấu của mình?

- Mục tiêu trong 1-2 năm

- Mục tiêu 5 năm

- Mục tiêu dài hạn

12. Anh/chị hãy trình bày một số năng lực sở trường của mình.

13. Anh/ chị quan niệm thế nào là người thành đạt trong cuộc sống?

(Nêu và giải thích ngắn gọn về các tiêu chí mà anh/ chị cho là thước đo thành đạt? Tiêu chí nào theo anh/ chị là quan trọng nhất?)

14. Anh/ chị hãy tự đánh giá bản thân bằng cách tích (x) vào ô phù hợp nhất?

15.1. Anh/ chị đã đạt được đến đâu so với mục tiêu phấn đấu chung của bản thân:

Mức độ thấp nhất Mục tiêu cao nhất

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

15.2. Nếu chia mức độ của những người thành đạt trong xã hội thành 10 bậc, anh/ chị tự nhận mình ở mức nào?

Ít thành đạt Thành đạt nhất

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Hà Nội ngày ...... tháng .....năm 20

Ứng viên ký và ghi rõ họ, tên


Phụ lục 9

Hồ sơ xét tuyển chuyên ngành Quản lý công

(Kèm theo Thông báo số 56 /TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

9.1. Hồ sơ dự tuyển sinh thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công gồm:

1. Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN;

2. Sao y bản chính bằng và bảng điểm đại học (bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải kèm theo bản dịch công chứng ra tiếng Việt và giấy xác nhận văn bằng của Cục Đảm bảo Chất lượng , Bộ Giáo dục và Đào tạo)

3. Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức (nếu có);

4. Minh chứng về kinh nghiệm chuyên môn, thâm niên công tác (áp dụng đối với đối tượng ngành khác): Chứng thực sao y bản chính quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động dài hạn, quyết định bổ nhiệm hoặc nâng lương gần nhất…kèm theo công văn xác nhận thời gian công tác của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác phù hợp với chuyên ngành dự thi.

5. Sơ yếu lý lịch (theo mẫu) có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hiện đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);

6. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế cấp quận/huyện trở lên (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);

7. Sao y bản chính văn bằng hoặc chứng chỉ minh chứng năng lực tiếng Anh (nếu có); trường hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, B2 CEFR…) phải nộp bản gốc;

8. Bản cam đoan tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ đã nộp;

9. Phiếu Thông tin ứng viên (theo mẫu);

10. 03 ảnh màu 4x6 và 03 ảnh màu 3x4 (chụp trong vòng 6 tháng, kiểu chân dung) ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh vào mặt sau ảnh, bỏ trong phong bì ghi rõ họ tên, địa chỉ thí sinh.

Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Lưu ý:

- Hồ sơ tuyển sinh không được trả lại;

- Các đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo.


9.2. Tiêu chí xét tuyển

Việc xét tuyển sẽ căn cứ vào đánh giá của Hội đồng phỏng vấn, hồ sơ và kết quả bài kiểm tra đầu vào của thí sinh. Hình thức, nội dung phỏng vấn, bài kiểm tra và tiêu chí xét tuyển cụ thể như sau:

9.2.1. Phỏng vấn:

- Thí sinh trình bày trước Hội đồng phỏng vấn về bản thân và nghề nghiệp chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, lý do chọn chương trình theo học, kế hoạch học tập và định hướng phát triển nghề nghiệp, sự nghiệp của bản thân.

- Hội đồng đặt các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá thí sinh về các mặt: Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành dự thi; tính cách, trí tuệ, sự rõ ràng về động cơ học tập, ý tưởng đối với các mong muốn đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ; tính khả thi trong kế hoạch để đạt những mong muốn đó và kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.

- Hội đồng phỏng vấn chấm điểm thí sinh theo các nội dung, tiêu chí đánh giá trong Phiếu phỏng vấn (xem bảng dưới) và ghi rõ thí sinh có đạt yêu cầu hay không. Thư ký Hội đồng phỏng vấn tổng hợp kết quả chấm điểm của các thành viên, lập danh sách thí sinh xếp thứ tự theo điểm đánh giá từ cao xuống thấp và chuyển kết quả về Ban Thư kí HĐTS.

TT

Nội dung đánh giá

Điểm

Tỷ trọng

1

Kiến thức về quản lý công và liên quan

1

2

3

4

5

6

2

Kinh nghiệm chuyên môn và hướng phát triển nghề nghiệp

1

2

3

4

5

5

3

Mục đích, động cơ học tập và mức độ cam kết

1

2

3

4

5

3

4

Kỹ năng giao tiếp, trình bày, diễn đạt vấn đề theo yêu cầu

1

2

3

4

5

3

5

Năng lực tiếng Anh

1

2

3

4

5

3

9.2.2. Bài kiểm tra đầu vào: Thí sinh làm bài kiểm tra đầu vào gồm 2 môn:

1) Tiếng Anh (trình độ tương đương B1).

2) Bài luận về một Tình huống Quản lý công.

9.2.3. Xét tuyển (xét hồ sơ, kết quả bài kiểm tra viết và đánh giá của Hội đồng phỏng vấn)

Tiểu ban chuyên môn đánh giá kiến thức và năng lực của thí sinh dựa trên việc xét hồ sơ, đánh giá của hội đồng phỏng vấn và kết quả bài kiểm tra đầu vào theo tiêu chí trong bảng dưới đây:


TIÊU CHÍ XÉT TUYỂN

TT

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Ghi chú

1

Năng lực học tập bậc đại học

20



Xuất sắc

20



Giỏi

18



Khá

15



Trung bình khá

12



Trung bình

10


2

Năng lực ngoại ngữ

10



Có văn bằng, chứng chỉ đạt B2 (CEFR) hoặc tương đương.

10



Đối tượng được miễn kiểm tra đầu vào hoặc Điểm bài kiểm tra đầu vào đạt: 85 - 100

8



Điểm bài kiểm tra đầu vào đạt: 70 - 84

6



Điểm bài kiểm tra đầu vào đạt: 50 - 69

5



Điểm bài kiểm tra đầu vào: < 50

0

Không đạt

3

Bài luận về Tình huống Quản lý công

20



Điểm bài luận: 85 - 100

20



Điểm bài luận: 70 - 84

15



Điểm bài luận: 50 - 69

10



Điểm bài luận: < 50

0

Không đạt

4

Điểm của Hội đồng Phỏng vấn

50



Điểm TBC các thành viên: 85 - 100

50



Điểm TBC các thành viên: 70 - 84

40



Điểm TBC các thành viên: 50 - 69

25



Điểm TBC các thành viên: < 50

0

Không đạt


TỔNG

100


Ghi chú: Tiêu chí xét tuyển có tính đến cơ sở và loại hình đào tạo khi xem xét kết quả học ở bậc đại học. Điểm trong tiêu chí ở mỗi cấp độ trên là điểm tối đa có thể đạt được.

9.3. Cách tính điểm để xếp loại thí sinh được quy định như sau:

- Từ 85 điểm đến 100 điểm: xếp loại xuất sắc

- Từ 70 điểm đến 84 điểm: xếp loại khá

- Từ 50 điểm đến 69 điểm: xếp loại trung bình

- Dưới 50 điểm: không tuyển

Kết quả của các thí sinh được xếp theo thứ tự từ cao – thấp, lấy cho đến hết chỉ tiêu tuyển sinh.

Kết quả xét tuyển cuối cùng được Thư ký HĐTS tổng hợp và trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh xem xét điểm trúng tuyển và đề nghị ĐHQGHN phê duyệt.

Kết quả tuyển sinh được thông báo tới thí sinh dự thi sau khi có kết quả phê duyệt điểm trúng tuyển của ĐHQGHN.

Phụ lục 10

Biểu mẫu hồ sơ xét tuyển tiến sĩ

(Kèm theo Thông báo số 9/TB-ĐHKT ngày 9 tháng 01 năm 2020

của Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN)

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HỒ SƠ CHO THÍ SINH DỰ TUYỂN

ĐÀO TẠO BẬC TIẾN SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHQGHN NĂM 2020

10.1. Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh (NCS):

1. Phiếu đăng ký dự thi đào tạo tiến sĩ theo mẫu có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú (theo mẫu 1).

2. Bản sao công chứng: Bằng và bảng điểm đại học; Bằng và bảng điểm thạc sĩ. (Giấy chứng nhận công nhận văn bằng do Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp)

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (thời hạn 6 tháng) (theo mẫu 2).

Lưu ý: Ảnh trên sơ yếu lý lịch phải có dấu giáp lai của thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú

4. Lý lịch khoa học (theo mẫu 3).

5. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế cấp Quận Huyện trở lên (thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

6. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức) (theo mẫu 4).

7. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đủ trình độ tiếng Anh dự thi tiến sĩ.

8. Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu (theo mẫu 5).

9. Các công trình khoa học: Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng kí dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học (đóng quyển, nộp 06 bản) (theo mẫu 6).

10. Đề cương nghiên cứu (đóng quyển, nộp 06 bản) (theo mẫu 7)

11. Bản sao có công chứng QĐ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn, kèm theo công văn xác nhận thời gian công tác của thủ trưởng cơ quan để chứng nhận thâm niên công tác phù hợp với từng chuyên ngành dự thi

12. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có)

13 Bản cam đoan tính hợp lệ của văn bằng, chứng chỉ đã nộp. (theo mẫu 8)

14. 03 ảnh màu 4x6 (chụp trong vòng 6 tháng) ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, ngành dự thi vào mặt sau ảnh và 02 phong bì có dán sẵn tem ghi rõ địa chỉ người nhận.

Lưu ý: Các đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kỳ thi tuyển sinh sau đại học ở ĐHQGHN sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo. Hồ sơ tuyển sinh và nhập học không trả lại.

10.2. Danh mục ngành và mã ngành đào tạo tại Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN như sau:

Stt

Ngành/chuyên ngành đào tạo

Mã số

1

Ngành Kinh tế chính trị/ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

9310102

2

Ngành Kinh tế quốc tế/Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

9310106

3

Ngành Quản trị kinh doanh/Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

9340101

4

Ngành Tài chính-Ngân hàng/Chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng

9340201

5

Ngành Quản lý kinh tế/Chuyên ngành Quản lý kinh tế

9340410

10.3. Các biểu mẫu kèm theo:

- Phiếu đăng ký dự thi

- Sơ yếu lý lịch

- Lý lịch khoa học

- Công văn cử đi dự thi NCS của cơ quan

- Mẫu thư giới thiệu dự thi NCS

- Mẫu bìa đóng các công trình khoa học

- Mẫu bìa, Nội dung và hình thức Đề cương nghiên cứu

- Bản cam đoan tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

-------&-------

Mẫu 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

===============

PHIẾU ĐĂNG KÍ DỰ THI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NĂM 20

TẠI HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

1. Họ và tên (viết chữ in hoa): ............................................. 2. Giới tính: ………………………

3. Ngày sinh: ..................................................... 4. Nơi sinh: ……………………………………

5. Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………

6. Đối tượng dự thi: - Thí sinh tự do

- Cơ quan cử: Cơ quan hành chính sự nghiệp

Cơ quan khác

7. Cơ quan công tác hiện nay: .................................................................................................................

8. Chuyên môn công tác: 9. Chức vụ:.....................................

10. Thâm niên nghề nghiệp (số năm công tác trong lĩnh vực ĐKDT): …………………………………………….

11. Văn bằng đại học: Tốt nghiệp ngành: ................................................. loại……………………

hệ .......................... tại trường ........................................................... năm …………………...

12. Văn bằng thạc sĩ: Tốt nghiệp chuyên ngành: ………………………………………………….

ngành ................... tại trường ............................................................... năm …………………

13. Số lượng bài báo khoa học đã công bố:……………………………………………………….

14. Đối tượng ưu tiên (nếu có ghi rõ đối tương): ……………………………………………..

Giấy tờ minh chứng cho đối tượng ưu tiên: ………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………

15. Đăng kí đào tạo tiến sĩ tại: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

16. Chuyên ngành đăng kí dự thi: ................................................. Mã số: ………………………

17. Chứng chỉ Tiếng Anh: ………………………………………………………………………

18. Địa chỉ liên hệ:…………………………………………………………………………………

.............................................................................................Điện thoại: ………………………

Xác nhận của cơ quan hiện đang công tác

(Hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú,
nếu là thí sinh tự do)

…, ngày tháng năm

Người đăng kí

(Kí và ghi rõ họ tên)


Mẫu 2

(Ảnh 4cm x 6cm)


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----oOo-----

SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên: ................................................................. Nam, nữ:..................................

Sinh năm: ....................................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: .............................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Chứng minh thư nhân dân số: .............................. Cấp tại:....................................

Ngày……..tháng……..năm 200…

Khi cần báo tin cho ai, ở đâu? (Ghi rõ địa chỉ người nhận, điện thoại cố định, di động)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:.....................................................................................................................

Sinh ngày …….… tháng ….… năm ………………………. Tại: ..............................

Nguyên quán: …………………………………………………Dân tộc:……………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú :................................................................................

Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………

Đảng / Đoàn viên:…………………..Ngày vào:……………………Nơi vào:………………

Trình độ văn hóa:................................................. ……………… ….Xếp loại TN:…………

Trình độ chuyên môn: ( đã tốt nghiệp CĐ; ĐH ) …………………. Xếp loại TN: ………..

Trình độ ngoại ngữ:.............................................. ………………Xếp loại: ……………….

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG BẢN THÂN

Từ tháng năm đến tháng năm

Làm công tác gì

Ở đâu

Giữ chức vụ gì









KHEN THƯỞNG VÀ KỈ LUẬT

Khen thưởng:................................................................................................................ ….

Kỉ luật:.......................................................................................................................... ….

II. THÔNG TIN GIA ĐÌNH

1. Họ và tên bố:.................................................. ………….. Năm sinh:………………….

Nghề nghiệp......................................................... …………………………………………

Nơi làm việc:………………………………………………………………..……………..

Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………

2. Họ và tên mẹ: ……………………………………………………..Năm sinh: .............

Nghề nghiệp......................................................... ………………………………………..

Nơi làm việc:………………………………………………………………..…………….

Nơi ở hiện nay :……………………………………………………………………………

3. Họ và tên vợ/chồng: ...................................... ………….. Năm sinh:…………………

Nghề nghiệp ........................................................ …………………………………………

Nơi làm việc:………………………………………………………………..……………..

Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………

4. Các con: ( Tên, năm sinh )……………………………………………………………

.......................................................... …………………………………………………

............................................................................................................................ ……..

5. Anh chị em ruột: ( tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở ).................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu có điều gì khai man tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Xác nhận của cơ quan hiện đang công tác

(Hoặc chính quyền địa phường nơi cư trú)

Ngày .....tháng.....năm..........

Người khai ký tên


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Mẫu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



LÝ LỊCH KHOA HỌC

(của ứng viên dự tuyển tiến sĩ)

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh: Nơi sinh:

Quê quán: Dân tộc:

Địa chỉ liên lạc:

Điện thoại: E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học (ghi hệ đào tạo, nơi đào tạo, ngành và năm tốt nghiệp)

2. Thạc sĩ (ghi hệ đào tạo, nơi đào tạo, ngành và năm tốt nghiệp và tên luận văn)

3. Ngoại ngữ: (ghi tên ngoại ngữ chính và chứng chỉ - nếu có)

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

1 Quá trình công tác

Thời gian

(từ ….. đến …)

Nơi công tác

Công việc đảm trách/chức vụ.







IV. QUÁ TRÌNH THAM GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (nếu có)

1. Tham gia nghiên cứu khoa học (liệt kê các đề tài đã thực hiện/tham gia)

TT

Tên đề tài

Tình trạng (hoàn thành/ đang thực hiện)

Đề tài cấp

(Cơ sở, tỉnh, bộ, hợp tác quốc tế)

Trách nhiệm trong đề tài (chủ nhiệm/tham gia)

1





2





3. Các công trình nghiên cứu khoa học (bài báo/sách,…) đã công bố (liệt kê gồm tên các tác giả; năm, tên công trình (nếu là bài báo thì ghi tên tạp chí, số của tạp chí và trang bài bài báo; nếu là sách thì ghi nhà xuất bản và số trang)

Ngày tháng năm 20…..

Người viết

(Ký và ghi rõ họ tên)


Mẫu 4

TÊN CƠ QUAN

---------------------

Số: ………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

………….., ngày …..tháng …..năm……..

Kính gửi: Hội đồng tuyển sinh Sau đại học Trường Đại học Kinh tế -

Đại học Quốc Gia Hà Nội

Cơ quan: .....................................................................................................................................

Đồng ý cử Ông (Bà):..................................................................................................................

Sinh ngày:....................................................................................................................................

Hiện nay phụ trách công việc: ................................................................................................

Bắt đầu từ: …………………………… ….đến......................................................................

Là cán bộ trong biên chế (hoặc hợp đồng dài hạn) của cơ quan đến Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN làm thủ tục dự thi tuyển sinh. Nếu trúng tuyển cơ quan chúng tôi sẽ cử đi học sau đại học chuyên ngành: ......................................................................................................................................................

Thuộc cấp đào tạo (thạc sĩ, tiên sĩ): .......................................................................................

Đề nghị Quý Hội đồng xem xét và tạo điều kiện cho Ông (Bà):.........................................

Đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm …………và học tập tại Trường (nếu trúng tuyển).

Xin trân trọng cảm ơn!

Thủ trưởng cơ quan

(ký tên, đóng dấu)


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Mẫu 5

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----o0o----

THƯ GIỚI THIỆU

NGƯỜI DỰ TUYỂN TIẾN SĨ

Kính gửi: Hội đồng Tuyển sinh Sau đại học

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Tôi tên là: ...............................................................................................................................................

Học vị, học hàm: ..........................................Năm công nhận:...............................................................

Chuyên ngành:........................................................................................................................................

Chức vụ:.................................................................................................................................................

Đơn vị công tác: ....................................................................................................................................

Điện thoại: Cơ quan: ................................ Fax .......................................................................

Nhà riêng:.......................................................................................................

Di động:..........................................................................................................

Email: ............................................................................................................

Tôi đã có thời gian công tác, hoạt động chuyên môn với ông/bà: …………………………….

là người dự tuyển nghiên cứu sinh của Trường chuyên ngành: ...............................................

Tôi có những nhận xét và đánh giá về năng lực, phẩm chất của người dự tuyển như sau:

1. Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp:........................................................... ....................................................................................................................................................

2. Năng lực hoạt động chuyên môn: ....................................................................................... ....................................................................................................................................................

3. Phương pháp làm việc: ............................................................................................................ ....................................................................................................................................................

4. Khả năng nghiên cứu: ........................................................................................................... ....................................................................................................................................................

5. Khả năng làm việc theo nhóm: .................................................................................................

.........................................................................................................................................................

6. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển: .................................................................................

..................................................................................................................................................

7. Triển vọng phát triển về chuyên môn: ....................................................................................

..................................................................................................................................................

  1. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển làm tiến sĩ:

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

9. Khả năng có thể làm người hướng dẫn thí sinh dự tuyển Nghiên cứu sinh này:

...........................................................................................................................................................

Nếu nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ xung thêm nhận xét về tính cấp thiết của đề tài, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy đông nghiên cứu sinh và các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

Tôi xin cam đoan những nhận xét và đánh giá về năng lực, phẩm chất của người dự tuyển nghiên cứu sinh là hoàn toàn trung thực và khách quan. Xin trân trọng giới thiệu .............................................với Nhà trường để đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh năm 20...

Xin chân thành cám ơn.

Cơ quan hoặc Địa phương xác nhận Người khai ký và ghi rõ họ tên

(ký tên, đóng dấu)

Người giới thiệu

(Ký tên, ghi rõ họ tên)


Bìa ngoài màu xanh

Mẫu 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

TÊN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Chuyên ngành:

Mã số:

Họ và tên thí sinh:

Cơ quan công tác:

HÀ NỘI – 20….



Mục lục

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

1. Họ và tên tác giả, tên công trình khoa học..., tên tạp chí, số trang......., trang từ ... đến ..., năm xuất bản.

Ví dụ: Bùi Đại Dũng, “Một số yếu tố tác động đến chi tiêu Chính phủ”, Nghiên cứu Kinh tế, số 288, tr.47-52, 2002

2. .........

Quyển đóng công trình khoa học gồm:

1. Bìa

2. Danh mục các công trình khoa học

3. Bìa và mục lục công trình khoa học thứ nhất

4. Nội dung công trình khoa học thứ nhất

5. Bìa và mục lục công trình khoa học thứ hai

6. Nội dung công trình khoa học thứ hai

7. ........


Mẫu 7

Hướng dẫn

Đề cương nghiên cứu của ứng viên dự tuyển tiến sĩ

1. Yêu cầu đối nội dung với đề cương nghiên cứu của thí sinh

Đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.

Đề cương khoảng 20 trang (không bao gồm bìa), gồm những nội dung chính sau đây:

1.1. Tên đề cương nghiên cứu (không quá 30 từ)

1.2. Người thực hiện

1.3. Đơn vị công tác (nếu có)

1.4. Đề cương sơ bộ dự kiến

1.4.1. Lý do chọn đề tài

- Tại sao thí sinh lựa chọn hướng nghiên cứu này? Vấn đề đặt ra có cần thiết phải nghiên cứu không?

- Sự phù hợp của hướng nghiên cứu với chuyên ngành đào tạo?

- Câu hỏi nghiên cứu của thí sinh đối với hướng nghiên cứu.

1.4.2. Tổng quan những tài liệu liên quan đến tình hình nghiên cứu

- Thí sinh trình bày một cách tổng quát được những tài liệu trong nước và quốc tế mình đã nghiên cứu liên quan đến hướng nghiên cứu đề tài.

- Thí sinh phải nêu được những vấn đề đã được giải quyết trong những tài liệu nêu trên đối với hướng nghiên cứu và những vấn đề chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấy đáo đối với câu hỏi nghiên cứu do học viên đặt ra.

- Lưu ý: Tổng quan tình hình nghiên cứu không phải là sự liệt tài liệu, các tài liệu nghiên cứu không phải là giáo trình, sách giáo khoa.

1.5. Phương pháp nghiên cứu/ Mô hình lý thuyết

- Phương pháp nghiên cứu/ mô hình lý thuyết nào được sử dụng? Tại sao? (đặc biệt coi trọng các học viên áp dụng các mô hình lý thuyết, phương pháp nghiên cứu hiện đại, nghiên cứu định lượng hiện đại…)

- Trình bày khái quát phương pháp nghiên cứu/ mô hình lý thuyết được sử dụng?

1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứ của thí sinh lựa chọn là gì?

- Phạm vi nghiên cứu như thế nào: Phải phù hợp với vấn đề nghiên cứu và quy mô (không gian và thời gian)? Tại sao?

1.7. Dự kiến bố cục các chương và các tiểu mục đến 3 chữ số

1.7.1. Lý do chọn cơ sở nghiên cứu (1 trang)

1.7.2. Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh

1.8. Những dự định và kế hoạch để đạt được những mục tiêu mong muốn

- Học phần đào tạo trình độ tiến sĩ

- Chuyên đề tiến sĩ

- Phần nghiên cứu khoa học

- Phần thực hiện luận án

1.9. Kiến thức chuyên môn của người dự tuyển tiến sĩ

- Kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn

- Kiến thức, sự hiểu biết và sự chuẩn bị của thí sinh về vấn đề nghiên cứu.

1.10. Dự kiến việc làm và các hướng nghiên cứu sau khi tốt nghiệp

1.11. Đề xuất người hướng dẫn (không quá 2, trong đó có một người hướng dẫn chính)

1.12. Danh mục tài liệu tham khảo

1.13. Người dự tuyển ký (và ghi rõ họ tên) xác nhận cuối Đề cương.

II. Yêu cầu về trình bày

2.1. Yêu cầu chung

- Đề cương phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.

2.2. Soạn thảo văn bản:

- Đề cương được sử dụng chữ VnTime (hoặc Times New Roman) cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm.

- Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy.

- Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.

- Không có Header and Footer

- Không yêu cầu có phụ lục

- Tài liệu tham khảo: trình bày theo mẫu đính kèm

- Bìa Đề cương: màu xanh theo mẫu đính kèm

MẪU TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98(1), Tr. 10-16.

2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

...

23. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chấn đoán và điều trị bệnh, ..., Luận án tiến sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh

28. Anderson, J. E. (1985), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case”, American Economic Review, 75(1), pp. 178-190.

29. Borkakati, R. P., Virmani, S. S. (1997), “Genetics of thermosensitive genic male sterility in Rice”, Euphytica, 88, pp. 1-7.

30. Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamish, London.

31. Burton, G. W. (1988), “Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (pennisetum glaucum L.), Agronomic Journal, 50, pp.230-231.

32. Central Statistical Oraganisation 91995), Statistical Year Book, Beijing.

33. FAO (1971), Agricultural Commodity Projections (1970-1980), Vol. II. Rome.

34. Institute of Economics (1988), Analysic of Expenditure Pattern of Urban Households in Vietnam, Departement of Economics, Economic Research Report, Hanoi.

Website:

35. http://dantri.com.vn

36. http://vnexpress.net


Bìa ngoài màu xanh Mẫu 8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Tên đề cương nghiên cứu:

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Chuyên ngành:

Mã số:

Họ và tên thí sinh:

Cơ quan công tác:

HÀ NỘI -


Mẫu 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Mẫu 9

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

---o0o---

GIẤY CAM ĐOAN

Kính gửi: Hội đồng tuyển sinh SĐH Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

Tên tôi là:…… …………………………………………………………………..

Ngày sinh: ………………………………………………………………………

Nơi sinh : ………………………………………………….…………………….

Số điện thoại liên hệ : ……………………………………………………….….

Đăng ký dự thi thạc sĩ chuyên ngành : ………………………………………....

Tại Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN đợt năm 201….

Tôi xin cam kết các giấy tờ nộp trong hồ sơ tuyển sinh đúng pháp lý bao gồm :

- Bản sao có xác nhận công chứng bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học

- Bản sao có xác nhận công chứng chứng chỉ Tiếng Anh (nếu có) của trường :....

- Hồ sơ minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) :.........................................

Tôi xin cam đoan hồ sơ dự thi tuyển sinh của tôi là sự thật, đúng và đủ theo tiêu chuẩn, điều kiện qui chế tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ liên quan khác nộp trong hồ sơ dự thi tuyển sinh, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm và xử lý theo qui chế tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và Bộ GD&ĐT.

Trân trọng!


Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20....

NGƯỜI LÀM ĐƠN


Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành