Trang tin tức sự kiện

Trần Thế Lân




1. Thông tin cá nhân:

Họ và tên:

Trần Thế Lân

Năm sinh:

1981

Chức vụ:

Giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGH

Học vị:

Thạc sĩ kinh tế (2007)

Ngoại ngữ:

Tiếng Anh

Email:

Điện thoại:

(84-4) 3754.7506 + 407     

Đi động:

(84) 988.882.409

Địa chỉ cơ quan:

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội



2. Quá trình đào tạo:

2.1 Đào tạo chuyên môn:

  • Năm 2007: Thạc sĩ Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
  • Năm 2003: Cử nhân Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

2.2 Các hình thức đào tạo khác:

  • Năm 2012: Chứng chỉ khóa học Các công cụ phân tích thị trường của ITC (Trade Map), Đại học Ngoại thương Hà Nội và International Trade Center cấp.
  • Năm 2010: Chứng chỉ khóa học Các công cụ phân tích chính sách thương mại, MUTRAP III cấp.
  • Năm 2009: Chứng chỉ khóa học Phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh, Đại học Cambridge, Vương quốc Anh cấp.
  • Năm 2008: Chứng chỉ khóa học Sử dụng case study trong nghiên cứu và giảng dạy, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN & Trường Kinh tế và kinh doanh - Đại học Boise State, Mỹ cấp.
  • Năm 2007: Chứng chỉ khóa học Nhập môn mô hình phương trình cấu trúc với AMOS, Đại học Bách khoa cấp.
  • Năm 2005: Chứng chỉ khóa học Kinh tế lượng thực hành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp.
3. Nghiên cứu và giảng dạy:

3.1 Quá trình công tác

  • Năm 2004 đến nay: Giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

3.2 Các môn học đã tham gia giảng dạy

  • Kinh tế quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Quản trị tài chính quốc tế
  • Kinh doanh ngoại hối
  • Kinh tế lượng thực hành với EVIEWS
  • Thống kê thực hành với SPSS 

3.3. Hướng dẫn sinh viên

Một số đề tài:
  • Khủng hoảng tài chính Hy Lạp và một số gợi ý cho Việt Nam, 2012.
  • Tác động của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam, 2011.
  • Các nhân tố chính lựa chọn chế độ tỷ giá ở các nước đang phát triển, 2010.
  • Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam, 2009.
  • Ảnh hưởng của tỷ giá đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, 2008.
  • Điều chỉnh chính sách thương mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, 2007.

4. Các công trình đã công bố

4.1. Sách, giáo trình, sách chuyên khảo:

  1. Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB ĐHQGHN, 2010 (Tham gia).

4.2. Các bài viết (đăng tạp chí chuyên ngành; kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế):

  1. Toàn cầu hóa kinh tế: tác động đối với nghèo đói và bất bình đẳng- Một số gợi ý cho Việt Nam’. Hội thảo quốc tế Tác động của toàn cầu hóa kinh tế tới một số nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu và Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21, Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tháng 5/2012. Tác giả.
  2. Kinh tế Pháp năm 2011 và dự báo cho 2012, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 2, 2012. Tác giả.
  3. Tác động của việc mở rộng cơ hội thương mại và đầu tư đối với phân phối ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Hội thảo quốc gia Vấn đề phân phối và thu nhập trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tháng 7/2010. Tác giả.
  4. Lý thuyết về phân phối thu nhập và một số gợi ý cho Việt Nam, Hội thảo lý luận trung ương Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới của thế giới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam, tháng 1/2010. Tác giả.
  5. Xây dựng xã hội dân sự ở Đức, Hội thảo của Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Đồng tác giả.
5. Các đề tài nghiên cứu:

5.1. Đề tài, dự án, nhiệm vụ KHCN các cấp đã chủ trì hoặc tham gia:

  1. Vấn đề phân phối và thu nhập trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước do Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam quản lý, Tham gia, 2010.
  2. Xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn và quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO và áp dụng cho ngành Chất lượng cao Kinh tế đối ngoại, Đề tài do ĐHQGHN quản lý, Tham gia, 2009.
  3. Điều tra tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2001 – 2005, Đề tài do Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN quản lý, Tham gia, 2008.
  4. Điều tra xây dựng nhóm nghiên cứu trong Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đề tài do ĐHQGHN quản lý, Tham gia, 2007.
  5. Tự do hóa tài chính: kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam. Đề tài do Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN quản lý, Chủ trì, 2007.
  6. Điều tra sinh viên tài năng tốt nghiệp các trường đai học ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 2005, Đề tài cấp bộ do ĐHQGHN quản lý, Tham gia, 2005.

5.2. Đề tài, dự án, nhiệm vụ KHCN các cấp đang chủ trì hoặc tham gia:

  1. Vai trò kinh tế của nhà nước trong thời đại kinh tế tri thức, Đề tài trọng điểm do ĐHQGHN quản lý, Tham gia.


Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành