Đúng 8 giờ tối thứ 7 ngày 11/4, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã khai mạc khoá đào tạo ngắn hạn trực tuyến với chủ đề “Yêu và Được yêu ” (To Love and Be Loved).
Đây là khoá học ngắn hạn đầu
tiên được tổ chức trực tuyến
trên nền tảng ứng dụng Microsoft Teams
đang được Nhà trường sử dụng dạy online cho sinh viên trong mùa Covid. Đặc
biệt, đây có lẽ là “lớp
học
đặc biệt nhất trong lịch sử của ĐHKT”
với 2 đồng giảng viên cho lớp học có hơn 500 sinh viên.
Đứng lớp là hai diễn
giả với những trải nghiệm quốc tế
đáng quý về cuộc sống và “tình yêu”:
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng và PGS.TS Nguyễn Việt Khôi - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế
(CITE) Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN
Dù phải diễn ra dưới
hình thức trực tuyến nhưng lớp học
đã thành công
ngoài mong đợi khi tất cả người học ngồi nghe đến phút cuối cùng. Xúc động trước sự tham gia nhiệt tình của các sinh viên,
thầy Nguyễn Trúc Lê cho biết thành công của lớp học được nhìn nhận dưới 3
phương diện: “Tạo điểm nhấn, sân chơi trí thức dành cho sinh viên; Nâng cao chỉ số
kỹ năng mềm của sinh viên; Làm viên gạch lót nền cho các khóa đào tạo ngắn hạn kỹ năng
sống trước hết là cho sinh viên trong Trường
Đại học Kinh tế, và sau này còn là cho toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia”.
PGS.TS Nguyễn Việt Khôi tại lớp học
“Thứ
bảy máu chảy về tim”
“Thứ bảy máu chảy về
tim” - câu nói vui mà giới trẻ vẫn hay dùng trở thành niềm cảm hứng để các thầy lên ý tưởng cho
buổi tối đặc biệt “Yêu và Được yêu”. Khi được hỏi về lý do ra đời của khoá học. Thầy Khôi chia sẻ:“Xuất phát từ sự thông cảm với các sinh viên
đang ở lứa tuổi hẹn hò, tụ tập cùng bạn bè, giờ phải ở nhà tránh dịch, muốn yêu
mà lại cô đơn, nên các
thầy đã quyết định làm chương trình với gọi
tên vô cùng lãng mạn: Yêu và Được yêu”.
Chủ đề của chương
trình: “Yêu và Được yêu” gây tò mò khi
nói về tình yêu lứa đôi, nhưng điều mà Ban tổ chức, đặc biệt là các thầy muốn gửi đến các
học trò không dừng lại ở đó. Mượn tên gọi nhưng các thầy đã
cung cấp cho sinh viên những kỹ năng mềm thông qua cả lý thuyết và những kinh nghiệm của các thầy đúng như lời các thầy nói: “Đây là những điều trang bị cho sinh viên xách balô vào đời”. Bên cạnh kiến thức sinh viên học chính thống
ở trường, nhiều điều
lớp học ngắn hạn này cho thấy trong chiếc balô còn rỗng chính là kỹ năng mềm, kỹ năng ứng xử
trong cuộc sống, công việc.
Vậy “Yêu” là gì? và làm thế nào để “Được yêu”? Câu hỏi dễ
nhưng khó, hẹp nhưng rộng. “Yêu” được các thầy đưa ra là những tố chất và giá trị tốt đẹp ẩn
sâu trong mỗi cá nhân nhưng chưa được “yêu”
hoặc “yêu hời hợt”. Vì vậy, những điều các thầy thành công là giúp sinh viên
tìm lại điểm “yêu” bị quên lãng, từ đó đưa ra cách thức
gắn kết “điểm yêu” với nhu cầu thị trường, với đối phương mà các bạn sinh viên
tiếp cận trong từng tình huống cụ thể khác nhau.
Qua buổi khoá đào tạo ngắn hạn, sinh viên được tìm lại chính mình cũng như hiểu hơn điều mà
các nhà tuyển dụng mong muốn, hay gần hơn chính hiểu hơn kỳ vọng của bố mẹ và những người
yêu thương xung quanh.
Những
“lần đầu tiên” không bao giờ quên
Theo những chia sẻ của
Ban tổ chức,
đây là “lần đầu tiên” đáng nhớ nhất của họ từ trước đến giờ: “Lần đầu tiên soạn bài giảng một cách “thần
tốc” đến vậy; Lần đầu tiên các công tác hậu trường
lại khẩn trương, nhanh chóng đến thế; Và cũng là lần đầu tiên có một lớp học với hơn 500 sinh viên”.
Do thời gian chuẩn bị vô cùng gấp rút, “chỉ vỏn vẹn 5 ngày” để biến ý tưởng
thành hiện thực, có lẽ chính các thầy cô và cộng sự tổ chức cũng không ngờ rằng
mình có thể thực hiện được điều này.
Ban tổ chức lớp học
“Yêu và được yêu”
“Nhóm tổ chức chúng tôi gồm nhiều người “lần đầu tiên làm chuyện ấy”, dựa trên niềm tin để
làm việc, cùng nhau hướng mục đích cao cả nhất là vì sinh viên. Thành viên Ban tổ chức là những bạn trẻ tài năng, không thấy khó mà
lui, mọi người đều rất nhiệt tình với công việc mới mẻ này” - thầy Nguyễn Việt Khôi, Trưởng ban tổ chức vui vẻ kể lại. Có lẽ, ngoài những giá trị truyền tải tới sinh
viên, lớp học lần này cũng mang đến
cho các thầy cô giáo được bài học bổ ích về niềm tin trong công việc và sự đồng lòng quyết tâm, ắt sẽ thành
công.
Đối với thầy Nguyễn
Trúc Lê - Hiệu
trưởng bồi hồi khi nhớ lại: “Đến giờ thầy vẫn vô cùng xúc động khi nhớ
về buổi tối hôm đó, hậu trường mọi người đều ráo riết chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cho lần ghi hình trực tuyến. Nhiều trang thiết bị cá nhân đã được huy động cho sự kiện này. Thầy muốn gửi lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các bạn MC, các bạn kỹ thuật đã không
quản ngại khó khăn, thiếu thốn, ai có gì mang nấy, tất cả đồng lòng cho sự
thành công của lớp học”.
“Quả
bóng đầu tiên” trên “sân cỏ” Đại học Kinh tế
Trong 2 tiếng rưỡi, các bạn sinh viên đã lắng nghe và thoải mái mở lòng mình
chia sẻ tâm sự
đến các vị diễn giả.
Dù không xuất hiện trực tiếp tại hội
trường ghi hình nhưng ai ai cũng có thể cảm nhận được sự ấm cúng, gần gũi của lớp học. Thầy Nguyễn Trúc Lê
nhấn mạnh tầm quan trọng của lớp
học này, thầy cho rằng đây chính là “quả bóng đầu tiên” trên “sân cỏ” Đại học Kinh
tế - khởi đầu cho các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng mềm nối tiếp dành cho sinh viên.
Thích thú với hình thức
tổ chức mới lạ nên dù cho có đôi lúc gặp trục trặc về đường truyền, các bạn
sinh viên vẫn luôn giữ cho mình sự hào, hứng lắng nghe và đặt câu hỏi đến hai
vị diễn giả. Ngay từ những ví dụ tình huống được đặt ra, đến những câu trả lời
nặng trĩu nỗi niềm lo lắng của
sinh viên, hai vị diễn giả đã tinh tế khi đưa
vào những bài học bổ ích dành cho các sinh viên. Thầy
Trúc Lê chia sẻ: “Bản thân thầy phải trước khi lên lớp
phải
đọc rất nhiều chỉ với mục đích làm sao cô đọng những điều muốn truyền đạt một cách nhẹ nhàng và
dễ tiếp nhận nhất. Hơn tất cả mọi thứ, niềm hạnh phúc của người thầy chính là sinh
viên sẽ luôn nhớ các kiến thức được trao, và
những hình ảnh được lưu lại để dù qua 5 hay 10 năm nữa các bạn vẫn sẽ luôn khắc
ghi trong lòng.”
Nỗi niềm sâu xa của các
thầy đã là nguồn cảm hứng ăn sâu vào
tiềm thức của sinh viên giúp
các bạn nhận ra muốn thành công thì
không sợ thất bại, muốn trưởng thành phải chấp nhận vấp ngã; làm sao để có thể
tỏa sáng nhất, như một viên kim cương chói lóa ai cũng phải ngắm nhìn, ai cũng
đem lòng mến yêu.
Sinh viên tương tác với các chuyên gia tại lớp học. Nhiều thắc mắc của sinh viên đã đã các chuyên gia nhiệt tình giải đáp
“Trao
đi để nhận lại nhiều hơn” - thông điệp ý nghĩa từ thầy Nguyễn Trúc Lê
Chương trình dù đã kết
thúc nhưng những dấu ấn mà nó để lại thật khó phai trong lòng mỗi thành viên
của Ban tổ chức cũng như người tham dự. Hành trang các thầy dày công chuẩn bị
cho sinh viên là: “5 bước tìm ra tố chất yêu và 9 điều để được yêu”.
Các thầy mong các bạn quyết tâm hơn, mạnh mẽ hơn, đặc biệt là luôn nghĩ tới những điều lạc quan
để vươn tới. Cho dù có vấp ngã trên chặng đường đời thì cũng hãy coi
đó là bài học để vươn tới thành công.
“Mong các bạn sinh viên ĐHKT hãy hướng tới những điều tốt đẹp và biết vận dụng những kỹ năng của mình vào thực tế hàng ngày để tìm ra các giải pháp tối ưu, nhẹ nhàng đeo bám để đạt mục tiêu, và đặc biệt phải hài hòa, linh hoạt, tránh vấp phải khác biệt quá lớn, hoà nhập nhưng không hoà tan... Nếu như không có phương án dự phòng thì hãy lưu ý khi bước vào cuộc sống, bởi lẽ, sẽ không có ai có thể nâng đỡ các bạn suốt cả đời”. Thầy Hiệu trưởng cũng đưa ra lời khuyên “yêu bản thân” chứ đừng trở thành “yêu bản thân thái quá” để tránh tình trạng đa nhân cách đang phổ biến ở học sinh, sinh viên trong thời gian.
Qua lớp học, sinh viên ĐHKT có được những bài học bổ ích về kỹ
năng mềm, cách xử lý những vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận nó một cách tích
cực nhất. Đây là hành trang cho những bước tiến sau này của các bạn. Cảm ơn các thầy
vì lòng nhiệt huyết và hết mực thương yêu học trò.
Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một
ĐHKT ngày càng lớn mạnh, phát triển, đầy sức trẻ, lòng nhiệt thành và trở thành một điểm tựa vững chắc
cho các thế hệ học trò.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê giải đáp thắc mắc của sinh viên