Trang tin tức sự kiện
 
Sách: Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Sách cần cho các giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên kinh tế và các nhà quản lý kinh tế và hoạch định chính sách công ở Việt Nam.


Tác giả: Phùng Xuân Nhạ (Chủ biên)

Nhà xuất bản: ĐHQGHN

Năm xuất bản: 2010

Nơi xuất bản: Hà Nội

Khổ sách: 16 x 24 cm

Số trang: 298

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế và đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” phát triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới ở Việt Nam. Để có được thành tựu này, có nhiều nguyên nhân, song trước hết là nhờ có sự linh hoạt trong điều chỉnh các chính sách FDI phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nay đã trải qua 5 lần sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và trở thành Luật Đầu tư chung vào năm 2005. Vậy đâu là cơ sở để đánh giá việc điều chỉnh chính sách FDI là hợp lý? Câu hỏi này luôn là vấn đề quan tâm của những người quản lý FDI và giới đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Cuốn sách Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế do PGS.TS Phùng Xuân Nhạ làm chủ biên đã góp phần quan trọng để trả lời câu hỏi này.

Sách gồm 6 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam;

Chương 2: Cơ sở thực tiễn điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam;

Chương 3: Chính sách FDI ở Việt Nam;

Chương 4: Thực trạng điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam (1988-2008);

Chương 5: Tác động của điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam;

Chương 6: Một số gợi ý cho việc điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam.

Cuốn sách được ra mắt bạn đọc bằng hai hình thức trình bày: Bìa cứng và bìa mềm, thông qua liên kết xuất bản giữa Bộ phận Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN và Nhà xuất bản ĐHQGHN.


Bộ phận Tạp chí - Xuất bản, ĐHKT