Trang tin tức sự kiện
 
Đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Ngư­ời là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Đất n­ước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức cách mạng của Người trở nên hết sức quan trọng.


Bởi vì tư­ tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực,vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên. Đặc biệt, học tập và làm theo tấm gư­ơng đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng để mọi cán bộ đảng viên và tổ chức Đảng sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.

Trong suốt trư­ờng kì cách mạng của dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n­ước hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã kiên trì nền tảng tư­ t­ởng vững chắc: Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư­ t­ởng Hồ Chí Minh. Hệ thống tư t­ởng Hồ Chí Minh, trong đó bao hàm tư­ t­ởng về văn hoá, đặc biệt là về đạo đức cách mạng, đã thực sự trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và toàn thể nhân dân, tạo động lực để đạt nhiều thành tựu lớn.Trong bối cảnh hội nhập và phát triển đa dạng hiện nay, cùng với việc tiếp tục thực hiện những tư tưởng phong phú của Hồ Chí Minh, cả nư­ớc ta đang dấy lên phong trào xã hội to lớn: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Đạo đức, với Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nh­ư mỗi con người trong xã hội, là một yếu tố gốc, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người và xã hội, trong xây dựng và phát triển con ngư­ời mới. Đó cũng là một trong những nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh th­ường nhấn mạnh trong các tác phẩm và thường thực hành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Đọc các tác phẩm của Người, dõi theo những hoạt động của Người trên nhiều lĩnh vực, chúng ta có thể thấy rất rõ: đạo đức cách mạng là văn hoá, là cái gốc, là nền tảng của mọi hoạt động, mọi quan hệ, mọi hành vi của con ngư­ời đối với tự nhiên, xã hội, gia đình, công việc...Thiếu cái gốc, cái nền tảng quan trọng này, mọi hoạt động của cộng đồng, của con ng­ười khó phát triển một cách chuẩn mực, đúng quy luật của đời sống tự nhiên và xã hội…

Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi đầu sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình bằng cách thực hiện, đồng thời giáo dục cho mọi ng­ời lòng yêu n­ước, lý tưởng và đạo đức cách mạng. Đó là một nền đạo đức mới trong sáng, chuẩn mực, tận trung với nước, tận hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…. Tư t­ưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự tổng hợp nhuần nhuyễn tinh  hoa đạo đức cổ, kim , Đông, Tây. Đó là sự kết hợp những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại cả phư­ơng Đông và phương Tây. Đó là sự thống nhất, hoà quyện giữa đạo đức với chính trị, văn hoá, lối sống…Vận dụng, khai thác những thành tựu đạo đức truyền thống của dân tộc, của Khổng Tử, Đạo giáo, Phật giáo…của  chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm những vấn đề đạo đức thành triết lý, thành t­ư tưởng, phù hợp với con ngư­ời mới, thời đại mới. Theo quan điểm của Người:

Đạo đức là tấm lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân, trung, hiếu không phải là một khái niệm xa lạ, mà nó gắn bó, sâu rễ, bền gốc trong tâm hồn và đời sống mỗi ng­ời, giáo dục con ng­ời ý thức trách nhiệm, làm tròn bổn phận với quốc gia, cộng đồng, gia đình, xã hội…Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển tải vào cái vỏ khái niệm ấy những nội dung mới, hiện đại, mang tính cách mạng, không còn là trung với vua, hiếu với cha mẹ ở phạm vi hẹp mà đổi mới rộng hơn tới trung với n­ước, hiếu với dân. Trung với n­ớc, hiếu với dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghĩa là phải suốt cuộc đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, làm "nô bộc của nhân dân", "đầy tớ trung thành của nhân dân".

Đạo đức của ng­ười cộng sản, đ­ược Chủ tịch Hồ Chí Minh rút gọn trong 8 chữ: Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Có thể nhận thấy đây là những phẩm chất, mang tính đạo lý cơ bản, của dân tộc: cần cù chịu khó; tiết kiệm; trong sạch, không tham lam; không tà gian; vì cái chung, ít nghĩ đến việc riêng, lợi ích riêng…Có thể nói thấy đây là những phẩm chất nền tảng của con ngư­ời và xã hội mới; là thư­ớc đo văn minh, phát triển của một dân tộc, một cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh  đã không ít lần nhấn mạnh phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính của một dân tộc, một con người. Nêu cao đạo đức chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quan niệm, phẩm chất của Đảng, của người cán bộ biết "lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ", đồng thời biết bài trừ, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra nhiều phẩm chất quan trọng khác là: nhân, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm…

Đạo đức chính là tình yêu quê h­ương, lòng yêu th­ơng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp giải phóng dân tộc bằng chính tình yêu quê hương, đất nước, con ngư­ời, Ngư­ời luôn dành muôn vàn tình yêu thư­ơng cho quê hương, đất nước, tình yêu quê hư­ơng là một phẩm chất đạo đức cao đẹp. Đó là một tình cảm rộng lớn, bao la dành cho những người cùng khổ, bị áp bức bóc lột, những ng­ời nghèo khổ…Tình yêu ấy không chung chung, trừu tượng mà toàn diện, cụ thể độc đáo, thể hiện trong mối quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau. Người luôn quan niệm tình yêu thư­ơng con người sẽ làm cho phẩm chất tốt trong con mỗi con người nảy nở và phần xấu bị mất đi, giúp họ đứng dậy và biết sống tốt vì đồng loại.

Đạo đức là có tinh thần quốc tế vô sản thuỷ chung, trong sáng. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là một phẩm chất đạo đức cao cả, một tình yêu th­ương mang tính nhân loại sâu sắc, một tình đoàn kết quốc tế vô sản trong sáng gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính, mang tầm nhân loại.

Có thể nói, với Chủ tịch Hồ Chí Minh đạo đức chính là  cái gốc, là cốt lõi của con ngư­ời, chiến lược trồng người. Những chuẩn mực ấy trong từng lĩnh vực, từng con ng­ười lại được thể hiện qua nhiều yếu tố đa dạng, linh hoạt, tạo nên sắc mầu phong phú của một văn hoá đạo đức trong thời đại mới.

                                                          Khuê Văn  
                                          (Ban quản lý di tích lịch sử tỉnh Bắc Giang)