Trang tin tức sự kiện
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Đặng Thị Thu Hiền

Tên luận án: Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


I. THÔNG TIN CHUNG:

- Tên tác giả: Đặng Thị Thu Hiền

- Tên luận án: Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Ngành: Kinh tế chính trị

- Chuyên ngành:  Kinh tế chính trị

- Mã số: 62 31 01 01

- Tên đơn vị đào tạo sau đại học: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Giáo viên hướng dẫn:

+ GS.TS Đỗ Thế Tùng

+ PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân

II. THÔNG TIN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN:

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích:

Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu thực trạng vận động của kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ sau đổi mới nền kinh tế đến nay, trong đó tập trung đánh giá những thành tựu và hạn chế, vướng mắc của kinh tế nông hộ từ năm 2000 đến nay, chỉ ra những giới hạn lịch sử của nó trong bối cảnh phát triển mới. Từ đó, luận án gợi ý một số hướng phát triển mới cho kinh tế nông hộ từ nay đến năm 2020 và 2030, đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu để chuyển kinh tế nông hộ phát triển lên sản xuất lớn nhanh hơn.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là khu vực kinh tế nông hộ và xu hướng chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp của khoa học Kinh tế, như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp logic - lịch sử, thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của những người đi trước.

3. Các kết quả chính và kết luận

- Làm rõ hơn những thành tựu và giới hạn lịch sử của kinh tế nông hộ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ sau đổi mới nền kinh tế, nhất là từ năm 2000 đến nay.

- Phân tích thực trạng vận động của kinh tế nông hộ theo xu hướng lên sản xuất lớn; tổng kết, đánh giá một số mô hình điển hình của kinh tế nông hộ chuyển lên sản xuất lớn theo các hình thức liên kết (dọc, ngang), chỉ rõ nguyên nhân thành công hay thất bại của các mô hình đó.

- Nêu một số vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn đỏi hỏi phải được tháo gỡ để tiến trình này diễn ra hiệu quả hơn.

- Đưa ra quan điểm định hướng thực hiện chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hóa lớn dưới tác động của bối cảnh mới và đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển biến đó.


Trường ĐHKT - ĐHQGHN