Là nội dung đã được nhóm tác giả Nguyễn Kiểu Dung, Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Đức Thanh đề cập tới trong bài báo “Social insurance reform and absenteeism in Vietnam” đăng trên tạp chí Q1 thuộc danh mục Scopus năm 2021.
Cho đến nay, việc nghiên cứu về tình trạng nghỉ ốm ở Việt Nam
còn rất ít. Bài báo này làm rõ cách thức thị trường lao động có thể điều
chỉnh cho phù hợp với các chế độ trợ cấp ốm đau cao hơn theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã kết hợp các
phương pháp đối sánh và phương pháp khác biệt trong sự khác biệt cũng như sử dụng
dữ liệu từ 4 đợt khảo sát Điều tra lực lượng lao động Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng việc gia tăng các phúc lợi có mối liên hệ dương/thuận chiều đến
cả tỷ lệ mắc bệnh và thời gian nghỉ ốm. Bài báo cũng làm sáng tỏ cơ chế của mối
quan hệ này bằng cách phân tách các tác động lên giới tính, thu nhập và các
nhóm việc làm. Kết quả này hỗ trợ cho các nỗ lực của chính phủ hiện nay nhằm
tăng cường hệ thống bảo hiểm xã hội nhà nước.
Bài báo đóng góp vào các
nghiên cứu về kinh tế lao động và các lĩnh vực chính sách y tế theo một số
phương diện.
Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm điều tra mối liên hệ giữa việc
thay đổi Luật bảo hiểm xã hội và việc tham gia thị trường lao động sử dụng bộ
dữ liệu Việt Nam. Hiện còn rất ít nghiên cứu khám phá mối liên hệ này tại khu
vực châu Á. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của bảo hiểm y tế
ở Việt Nam trên nhiều khía cạnh (ví dụ tình trạng sức khỏe, chi tiêu cho y tế,
sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng gia đình), tuy nhiên hiện còn
rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng tới nguồn cung lao động. Hệ thống bảo hiểm xã
hội ở Việt Nam đã được đề cập trong một số công trình trước đây, nhưng theo
hiểu biết của nhóm tác giả hiện không có công trình nào tập trung vào trợ cấp ốm
đau theo khuôn khổ cải cách Luật bảo hiểm xã hội mới.
Thứ hai, việc phân chia mối liên kết theo nhóm giới tính, thu nhập và
thời hạn lao động là một điểm mới khác biệt của nhóm tác giả so với những công
trình tương tự trước đó. Điều này đã cho phép nhóm tác giả khám phá các cơ chế
nằm dưới các hành vi làm việc của nhóm điều tra.
Thứ ba, sự kết hợp giữa DID và PSM để giảm sai lệch cũng là một ưu điểm
của nghiên cứu này. Sự kết hợp này đã được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
về cải cách bảo hiểm y tế, nhưng nhóm tác giả tìm thấy rất ít bằng chứng về
việc sử dụng biện pháp này trong các nghiên cứu về cải cách bảo hiểm ốm đau.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cung cấp thông tin chi tiết về những thay
đổi gần đây trong chính sách bảo hiểm xã hội, giúp nâng cao chất lượng của
những chính sách này. Đây cũng là một đóng góp nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số
28-NQ /TW về Đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội đã được thông qua.
Cụ thể, vừa qua Chính phủ cam kết thực
hiện thêm nhiều cải cách cho hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia trong giai đoạn
từ nay tới năm 2030 nhằm tăng cường công tắc bảo trợ xã hội. Kế hoạch tổng thể
về bảo hiểm xã hội đã được xây dựng, nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ và nâng cao
quyền lợi bảo hiểm cho mọi người dân. Chế độ nghỉ ốm có thể giúp người lao động
có thời gian cần thiết để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe, do đó cải thiện tình trạng
sức khỏe của họ. Ngoài ra, việc được trả lương trong khi nghỉ ốm sẽ giúp họ
nhận được sự chăm sóc điều trị thích hợp. Trợ cấp ốm đau có thể mang lại cho
mọi người nhiều cơ hội hơn để chăm sóc gia đình của họ và đóng góp đáng kể vào
sức khỏe gia đình, đặc biệt là của trẻ em và cha mẹ già. Tăng trợ cấp ốm đau
cũng có thể làm giảm khả năng cố gắng đi làm khi bị ốm. Điều này giúp giảm ảnh
hưởng tiêu cực đến năng suất, sức khỏe và sự lây lan của bệnh tại nơi làm việc,
nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghỉ việc nhiều hơn.
Nghiên cứu này là làm rõ tác động của cải cách nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả của các chính sách trong tương lai. Qua nghiên cứu, nhóm tác
giả chỉ ra tầm quan trọng của trợ cấp ốm đau cũng như đặc điểm nhân khẩu học và
công việc (ví dụ: giới tính, thu nhập và thời gian làm việc) trong việc đánh
giá hành vi của người lao động. Những cải cách về chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm
trong tương lai có thể cần xem xét những đặc điểm này. Để đảm bảo sức khỏe lâu
dài tốt hơn thông qua trợ cấp ốm đau trong khi duy trì năng suất lao động quốc
gia, nghiên cứu của nhóm tác giả cung cấp những gợi ý quan trọng cho các nhà
hoạch định chính sách ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác.
Tuy nhiên, những phát hiện của nghiên
cứu này cần được diễn giải cẩn thận. Đối với một thay đổi nhỏ trong trợ cấp ốm
đau cũng cần chúng ta phải thận trọng trong việc mô tả tác dụng cụ thể của nó.
Hơn nữa, vì VLFS không bao gồm thông tin chi tiết về sức khỏe của người lao
động, nhóm tác giả không thể định lượng tác động của sự thay đổi luật pháp đối
với tình trạng sức khỏe. Mặc dù có những hạn chế như vậy, nhóm tác giả tin rằng
nghiên cứu của nhóm tác giả sử dụng phương pháp bán thực nghiệm đã tìm ra những
phát hiện quan trọng cho các nghiên cứu trong tương lai về kinh tế lao động và
chính sách y tế.
>> Chi tiết về bài báo xem tại đây:
Kieu-Dung
Nguyen, Van-AnhThi Tran, Duc-Thanh Nguyen: Social insurance reform and absenteeism in
Vietnam. International
Journal of Social Welfare, ISSN 1369-6866, Wiley- Blackwell, ISI, Q1,
Vol. 30, Iss. 2, April
2021, 193-207, pp193-207
| Về tác giả thuộc Trường ĐHKT - ĐHQGHN: TS. Trần Thị Vân Anh hiện là giảng viên chính, Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. TS. Vân Anh nhận bằng Thạc sĩ và bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Tổng hợp Hiroshima, Nhật Bản (2009). TS. Vân Anh đã nhiều năm làm việc, nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và đã tham gia một số dự án tư vấn - nghiên cứu với các tổ chức tài chính quốc tế trong và ngoài nước như Ngân hàng Thế giới, UNDP, Bộ Tài chính. Lĩnh vực nghiên cứu chính của bà là tài chính - ngân hàng, tài chính công và kinh tế lao động. Bà đã có một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.
|