Mang đến Hội nghị bài thuyết trình với chủ đề “Trật tự thế giới mới và sự trỗi dậy của phương Đông” (The New World Order and The Rising of the East), tôi cho rằng vai trò của ASEAN trong trật tự thế giới mới sẽ vô cùng quan trọng. Trong đó, vấn đề cấp bách đầu tiên là khi đối mặt với căng thẳng kinh tế đang diễn ra trên thế giới thì ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ đón nhận những tác động như thế nào.
Điều quan trọng là ASEAN và Việt Nam cần chủ động đóng góp vào việc tạo nên trật tự thế giới mới. Theo tôi, trật tự thế giới mới nên được chia theo nhu cầu và cung ứng. Chúng ta cần hiểu vị trí của mình như là khách hàng quyền lực, những người đứng ở đường cầu của trật tự thị trường thế giới mới.
Việt Nam với kinh tế đang phát triển lớn mạnh đã ký kết và đang đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với những nền kinh tế lớn. Những hiệp định này dựa trên những thỏa thuận giữa hai bên ký kết, cân bằng nhu cầu và lợi ích của các bên liên quan. Tôi nghĩ là chúng ta càng có nhiều Hiệp định như vậy trong khu vực thì càng tốt.
Các sinh viên ngành Kinh tế được dạy về cung cầu đơn giản là một nước có nhu cầu mua và một nước có nhu cầu bán. Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Để có thể phát triển thương mại, chúng ta cần có những cơ chế để giải quyết mâu thuẫn và đưa ra những thỏa thuận, đó là những cơ chế về thương mại trong khu vực, trên thế giới… Tôi nghĩ về cơ bản những hiệp định này là tích cực, như Tổ chức Thương mại thế giới WTO là một ví dụ thành công trong việc giải quyết những mâu thuẫn với sự vận hành của cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, cơ quan này đang trong tình trạng đáng lo ngại với số lượng thành viên giảm xuống mức tối thiểu, và khi các thẩm phán nghỉ hưu, cơ quan này khó có khả năng vận hành. Như thế, thương mại thế giới sẽ mất đi cơ chế giải quyết các mâu thuẫn, không biết chuyện gì có thể xảy ra.
Sẽ là lý tưởng nếu những Hiệp định thương mại khu vực như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể giải quyết tình trạng bất định này. Tuy nhiên, với các quốc gia phát triển từ mức rất thấp và có điều kiện kinh tế khác biệt như Lào, Campuchia thì khó có thể đáp ứng yêu cầu cao về tiêu chuẩn và môi trường, do đó, cần phải xây dựng một hệ thống phù hợp hơn là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Với tư cách là giảng viên đại học, tôi cho rằng các em sinh viên nên lựa chọn học tập và nghiên cứu theo hướng tôn trọng các bằng chứng, tức là cần phải tự bảo vệ mình trước những thông tin sai lệch có thể làm ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của quốc gia. Điều quan trọng là chúng ta cần đưa ra bằng chứng để chống lại những thông tin sai lệch, giống như câu ngạn ngữ “Speak truth to power”, dùng bằng chứng để chống lại những người bóp méo thông tin, sự thật.
Với sinh viên, tôi nghĩ có 2 điểm quan trọng nhất: Tôn trọng bằng chứng và sẵn sàng dùng số liệu thực chứng đấu tranh với thông tin sai lệch.
GS Katharina Pistor - ĐH Columbia và ĐH Harvard: Tư duy phản biện giúp sinh viên sẵn sàng tham gia vào cuộc dịch chuyển kinh tế thế giới mới
GS. Katharina Pistor. Nội dung được chia sẻ tại Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á 2019
Tôi cho rằng Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á 2019 thực sự rất thành công. Các học giả Châu Á và toàn thế giới có cơ hội tuyệt vời để tham dự và trao đổi về các ý tưởng kinh tế. Đây không phải lần đầu tôi đến Việt Nam. Tôi đến đây 10 năm trước và lần này, tôi nhìn thấy sự thay đổi diệu kỳ ở đất nước các bạn, dù vẫn còn nhiều thách thức, tôi tin tưởng đất nước các bạn sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.
Tôi nghĩ, ý nghĩa của hội nghị lần này là xây dựng cộng đồng kinh tế ở châu Á. YSI mong muốn tập hợp các nhà kinh tế trẻ với tư duy kinh tế mới và đã rất thành công ở Châu Âu và có những hiệu quả nhất định ở các khu vực trên thế giới. Thành viên tại Châu Á của YSI đang không ngừng gia tăng, tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong muốn xây dựng cộng đồng các nhà kinh tế trẻ lớn mạnh ở đây.
Vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng theo tôi không chỉ là vấn đề của Việt Nam hay các quốc gia đang phát triển khác mà đó là vấn đề của bất kỳ quốc gia nào, kể cả các nước phát triển nhất. Khi thu nhập tăng lên, bất bình đẳng thu nhập luôn là vấn đề chính trị và xã hội cần được quan tâm. Tôi không chỉ quan tâm tới các phương thức “phân phối lại” (Redistribution) vì thường chúng không được hiệu quả lắm mà còn là các phương thức “phân phối trước” (Predistribution). Đấy là cách mà chính quyền cần đưa ra các biện pháp chống lại bất bình đẳng trong thu nhập ngay từ đầu, giúp người dân có được sự hỗ trợ để họ có thể tự làm giàu và các biện pháp đảm bảo đối với những tình huống rủi ro không thể kiểm soát.
Nhằm giúp sinh viên sẵn sàng tham gia vào cuộc dịch chuyển kinh tế thế giới mới, tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà chúng tôi dạy cho sinh viên là tư duy phản biện. Là một giảng viên, tôi có thể dạy cho sinh viên của mình rất nhiều thứ, nhưng tôi muốn tập trung vào điểm trọng yếu, để giúp họ có thể tự khám phá thế giới và tự chọn cho mình một con đường.
Bà Naomi Klein là nhà báo Canada nổi tiếng đã đạt rất nhiều giải thưởng lớn: “giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thông qua một sự chuyển dịch công bằng và chính đáng cho tất cả các cộng đồng và người lao động”
Bà Naomi Klein làm việc qua Skype với các học giả trẻ Bà Naomi Klein là nhà báo Canada nổi tiếng đã đạt rất nhiều giải thưởng lớn. Bà là tiến sĩ danh dự ngành Luật dân sự của University of King's College, Nova Scotia (Canada). Bà được xếp hạng 11 trong một cuộc bầu chọn 100 nhà trí thức hàng đầu thế giới trên Internet do hai tạp chí Prospect và Foreign Policy phối hợp tổ chức năm 2005. Sau No Logo, một cuốn sách bán chạy nhất xuất bản năm 2007 của Naomi Klein là The shock doctrine: The rise of disaster capitalism (Học thuyết sốc: sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản thảm họa), với cuốn sách này bà đoạt Giải thưởng Warwick Prize for Writing 2009 của Đại học Warwick (Anh). Bà đồng thời là người đi đầu trong nghiên cứu truyền thông, văn hóa và nữ quyền tại Đại học Rutgers (Hoa Kỳ)
Nội dung của Green New Deal tập trung vào việc “giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thông qua một sự chuyển dịch công bằng và chính đáng cho tất cả các cộng đồng và người lao động”. Đồng thời, tạo công ăn việc làm, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo đủ nước sạch, thức ăn hợp vệ sinh và môi trường bền vững. Dự luật đề nghị cũng đề nghi nâng cấp những công trình hiện có để đáp ứng hiệu quả năng lượng, an toàn, giá cả phải chăng, bền vững và tiện nghi, đồng thời ủng hộ việc xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc để giảm lượng khí thải carbon.
Bà Namio đưa ra luận điểm rằng, để dự luật này có thể được hiện thực hóa, cần có một sự huy động toàn thể đối với tất cả lực lượng lao động, tất cả các ngành, tất cả các cuộc vận động. Với niềm tin vững chắc từ phía người lao động rằng Green new deal sẽ mang lại cuộc sống tốt hơn cho tất cả, và các nhà chính trị vận động ở tất cả các cấp sẽ mới có thể hiện thực hóa dự luật này.
Với mục tiêu quá tham vọng như vậy, Green New Deal nhận được nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng, chúng ta nên tập trung vào các vấn đề có thể giải quyết ở hiện tại như sản xuất điện năng xanh, hay các biện pháp môi trường cụ thể khác.
Đối với những ý kiến này, bà Namio đưa những dẫn chứng về sự thất bại của các dự thảo luật bảo vệ môi trường trước đây. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thường xuyên trong thời đại chúng ta, môi trường thường được xếp sau chăm sóc y tế và việc làm. Thường thì đó sẽ là vấn đề được quan tâm cuối cùng của các nhà chính trị. Do đó, việc xây dựng một dự thảo toàn diện để bảo vệ môi trường, phát triển việc làm, hệ thống y tế như Green New Deal mới có thể giải quyết những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt.
Các nội dung của phiên thảo luận song song:
(1) Tái thiết lập các công cụ nghiên cứu mạng lưới xã hội để giải quyết các vấn đề bất bình đẳng;
(2) Nhà nước và thị trường trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy đang gia tăng ở châu Á;
(3) Nền tảng cho hợp tác;
(4) Năng lượng tái tạo: Nhu cầu năng lượng của khu vực Nam bán cầu;
(5) “Kinh tế học” có trở thành thứ yếu trong định nghĩa về kinh tế phát triển không? Bài học từ quá khứ;
(6) Những cơ hội và thách thức trong nghiên cứu đô thị liên ngành;
(7) Chủ nghĩa Tây Trung và sự thiếu hụt tính đa nguyên trong kinh tế học như một ngành học không?;
(8) Tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu: hàm ý cho các nền kinh tế đang phát triển;
(9) Việt Nam và nền kinh tế số
Đây là các nội dung 5 diễn giả thảo luận song song tại Hội nghị, góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế thế giới đang diễn ra.
Một số hình ảnh khác tại Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á 2019:
PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường ĐHKT phát biểu tại Hội nghị