Vừa qua, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý 2 và sáu tháng đầu năm 2021.
Đây là bản báo cáo thuộc Chuỗi Báo cáo Kinh tế vĩ mô
hàng quý được VEPR thực hiện dưới sự hỗ trợ của Viện Konrad-Adenauer tại Việt Nam (KAS).
Báo cáo đề cập tới các nội dung chính như sau:
- Nhiều nền kinh tế trên thế giới đã cho
thấy tín hiệu phục hồi trong
Quý 1/2021. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng
virus mới
và việc
triển khai vaccine còn đình trệ do thiếu nguồn cung
là những mối nguy cơ mới dẫn
đến sự phục hồi không
đồng đều giữa các quốc
gia.
- Kinh
tế
phục hồi nhanh
hơn dự kiến đã khiến giá cả nhiều mặt hàng
đồng loạt tăng cao do chuỗi cung ứng không đáp ứng kịp xu hướng tăng nhanh của nhu cầu
tiêu dùng và thương mại hàng hóa thế giới.
- Kinh
tế
Trung Quốc hồi phục ấn tượng trong Quý
1/2021. Tuy nhiên, sản xuất và dịch vụ trong
Quý 2 còn gặp
nhiều bất trắc trước
tình hình lạm phát gia tăng.
- Kinh
tế
Mỹ phục hồi tốt nhờ chính
sách tiêm chủng và các chương trình hỗ trợ đạt hiệu quả.
- Duy
trì quan điểm cho rằng lạm phát chỉ là vấn đề tạm thời, Fed tiếp tục giữ lãi
suất ở mức 0
- 0,25% và mua trái
phiếu kho bạc và chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp.
- Châu
Âu tiếp tục suy giảm
kinh tế trong Quý 1/2021 do dịch bệnh tái bùng phát. Tuy
nhiên, triển vọng phục hồi kinh tế đã sáng
lên trong Quý 2 nhờ
tiến trình
tiêm chủng được thúc đẩy, số ca mới và nhập viện giảm mạnh, tạo điều kiện cho nhiều quốc gia
- Kinh
tế
Việt Nam tăng
trưởng ở mức 6,61% (yoy) trong Quý 2/2021.
Tăng trưởng của các khu vực
nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng trong sáu tháng
đầu năm. FDI
tiếp tục là khu
vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu.
- Ngoài
tác động bởi dịch COVID-19, các
doanh nghiệp
tại Việt Nam phải
gánh thêm chi phí sản xuất
do giá nguyên vật liệu,
chi phí vận
tải và giá thuê
đất tăng.
- Lạm phát
bình quân Quý 2/2021 tăng 2,67% (yoy), trong sáu tháng đầu năm tăng 1,47% - thấp nhất kể từ năm 2016,
nhưng có nhiều sức ép gia tăng do chi phí sản xuất tăng cao và sự đứt gãy
trong chuỗi cung ứng do các biện pháp phòng chống bệnh dịch.
- Cán
cân thương mại thâm hụt do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh
nghiệp nhằm phục
hồi lại quá trình sản xuất.
- Lãi
suất liên ngân hàng đột ngột
tăng trở lại
kể
từ sau tháng
Hai.
- Tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong
năm 2021 được dự báo tăng 4,5% – 5,1%,
thấp hơn 1,2 –
1,5
điểm phần trăm so với dự
báo trước đó.
Báo
cáo được xuất
bản
vào ngày 21/07/2021. Các dữ
liệu kinh
tế
và thị trường
trong báo cáo được cập nhật tới ngày 15/07/2021, nếu khác
sẽ được đề cập cụ thể
trong báo cáo.
>> Xem bản tiếng Việt
>> Xem bản tiếng Anh
-------------------------
THÔNG TIN LIÊN QUAN: