Trang tin tức sự kiện
 
Sách: Lịch sử các học thuyết kinh tế

Cuốn sách “Lịch sử các học thuyết kinh tế” của tập thể tác giả Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN là một công trình được biên soạn công phu và nghiêm túc. Đây không phải là cuốn “Lịch sử các học thuyết kinh tế” đầu tiên của các tác giả Việt Nam nhưng lại là cuốn sách có cách nhìn riêng về mặt tiếp cận và độc đáo trong cách trình bày, giải thích và nhận xét về các học thuyết kinh tế. Cuốn sách đã vẽ lại bức tranh sinh động của sự phát triển tư duy kinh tế, người đọc như được tham gia vào trong quá trình phát triển tư duy kinh tế chung của nhân loại, của các nhà kinh tế lớn trong lịch sử từ trước đến nay.


Tác giả: Phạm Văn Chiến - Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên)

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2010

Nơi xuất bản: Hà Nội

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 498

Sự phát triển kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới hiện nay đều đã mang trong lòng nó những tri thức kinh tế qua các giai đoạn phát triển của nhân loại. Những tri thức kinh tế này đã và đang là ngọn đuốc soi đường cho các hoạt động kinh tế của các cá nhân, các tổ chức kinh doanh, các quốc gia, các khu vực và cả trong phạm vi kinh tế toàn thế giới. Để hiểu những nét cơ bản, có hệ thống về kho tàng tri thức kinh tế chung của nhân loại người ta thường tìm đến các tác phẩm về “Lịch sử các học thuyết kinh tế.”

Cuốn sách được cấu trúc bởi 5 phần - 11 chương:

Phần mở đầu:

Chương 1: Đối tượng và phương pháp của lịch sử các học thuyết kinh tế

Chương 2: Những mầm mống đầu tiên của khoa học kinh tế

Chương 3: Học thuyết trọng thương

Phần thứ hai: Quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của học thuyết kinh tế cổ điển

Chương 4: Quá trình hình thành của học thuyết kinh tế cổ điển

Chương 5: Sự phát triển đến đỉnh cao của học thuyết kinh tế cổ điển

Chương 6: Quá trình tan rã và biến đổi của học thuyết kinh tế cổ điển

Phần thứ ba: Học thuyết kinh tế Karl Marx và Macxit
Chương 7: Học thuyết kinh tế Karl Marx

Chương 8: các khuynh hướng kế thừa và phát triển Học thuyết kinh tế Karl Marx

Phần thứ tư: Sự phát triển của các học thuyết kinh tế “Trào lưu chính hiện đại”

Chương 9: Học thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển

Chương 10: Học thuyết kinh tế Keynes

Chương 11: Chủ nghĩa tự do mới

 Cuốn sách được ra mắt bạn đọc bằng hai hình thức trình bày: Bìa cứng và bìa mềm, thông qua liên kết xuất bản giữ Bộ phận Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN và Nhà xuất bản ĐHQGHN.


Bộ phận Tạp chí - Xuất bản, ĐHKT