Động lực là một trong những công cụ quan trọng để khuyến khích nhân viên đạt được kết quả xuất sắc. Trong giáo dục đại học, động lực đóng vai trò quan trọng trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao hiệu suất và hiệu quả của giảng viên. Do đó, bài nghiên cứu “Impact of Motivational Factors on the Work Results of Lecturers at Vietnam National University, Hanoi” của nhóm tác giả Đỗ Anh Đức, Phạm Ngọc Thạch, Bùi Hồng Phượng, Vũ Đức Thanh, Nguyễn Thế Kiên, Nguyễn Thị Huyền đăng trên tạp chí Journal of Asian Finance, Economics and Business, tập 7, số 8 (2020) đã xây dựng được khung khái niệm đánh giá tác động của các yếu tố tạo động lực đến kết quả làm việc của giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) - một trong hai Đại học Quốc gia đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu tại Việt Nam.
ĐHQGHN có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sự
nghiệp
phát
triển của đất nước. Trong những năm gần đây, ĐHQGHN đã khuyến khích đổi mới
trong đào tạo và nghiên cứu để sánh vai
các đại học hàng đầu trên thế giới và tiếp tục mở rộng đào tạo các ngành học
mới phù hợp với xu hướng phát triển cũng như yêu cầu nguồn nhân lực của các tập
đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
ĐHQGHN đã tạo
ra nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu quan trọng trong khoa học cơ bản và công nghệ, dẫn dắt nền kinh tế -
xã hội của Việt Nam. Do đó, ĐHQGHN đã có nhiều hoạt động, giải pháp nhằm tạo
động lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, mục
đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các yếu tố tạo động lực đến
kết quả làm việc của giảng viên tại ĐHQGHN. Nhóm tác giả đã xây
dựng khung khái niệm để đánh giá tác động của các yếu tố tạo động lực đến kết
quả làm việc của giảng viên tại ĐHQGHN. Thông qua điều tra thực nghiệm sử dụng
phương pháp PLS-SEM, nghiên cứu đã
góp phần tìm hiểu các yếu tố tạo động lực tác động
đến kết quả làm việc tại ĐHQGHN.
Nghiên
cứu này coi tiền lương và các phúc lợi khác (WB), đào tạo và phát triển (TD),
môi trường làm việc (WE) và động lực làm việc (WM) là các yếu tố tạo động lực, từ đó đề
xuất mô hình cấu trúc về tác động của các yếu tố động lực đến kết quả làm việc
của giảng viên tại ĐHQGHN. Phân tích thực nghiệm sử dụng dữ liệu khảo sát 321
giảng viên đại học. Thông qua các công cụ phân tích đáng
tin cậy, kết quả cho thấy 4
yếu tố tạo động lực tạo thành một hệ thống có cấu trúc
với mức độ ảnh hưởng khác nhau đến kết quả làm việc của giảng viên. Giữa các
yếu tố tạo động lực và kết quả làm việc của giảng viên
cũng có mối quan hệ thuận chiều. Kết quả là, có thể kết luận rằng tất cả các
giả thuyết được phát triển đều được thừa nhận.
Trong
số các biến, đào tạo và phát triển (TD) là yếu tố hiệu quả nhất (β = 0,399). Việc
đào tạo và phát triển giảng viên là rất quan trọng để nâng cao kiến thức, kỹ
năng và tạo cho họ sự tự tin để cạnh tranh trong ngành. Vì vậy, để nâng cao kết
quả công tác của giảng viên, các trường đại học trực thuộc ĐHQGHN cần đẩy mạnh
các chương trình đào tạo ngắn hạn, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho giảng
viên đi trao đổi nghiên cứu và giảng dạy ở nước ngoài.
Động
lực làm việc (WM) với β = 0,336 có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến kết quả làm việc
của giảng viên tại ĐHQGHN. Điều này ngụ ý rằng khi các giảng viên được khuyến
khích tốt, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của họ.
Môi
trường làm việc (WE), tiền lương và các phúc lợi khác (WB) cũng là hai yếu tố
ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả làm việc của giảng viên tại ĐHQGHN. Các
yếu tố này có thể khuyến khích sự gia tăng kết quả công việc của giảng viên. Tuy nhiên, kết quả cho
thấy giảng viên chưa thực sự hài lòng với mức lương và môi trường làm việc hiện
tại. Lãnh đạo các trường đại học trực
thuộc ĐHQGHN cần hiểu rõ tác động của các yếu tố này đến hiệu
quả làm việc của giảng viên để cải thiện hiệu
quả và động lực làm việc của giảng viên. Kết
quả này được hỗ trợ bởi một số nghiên cứu trước đây khi thừa nhận có sự tác
động tích cực và đáng kể của môi trường làm việc, tiền lương và các
phúc lợi khác đến hiệu suất của giảng viên và động lực
làm việc.
Từ kết quả nghiên cứu
trên, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị:
Thứ
nhất, mẫu khảo sát chỉ bao gồm 321 giảng
viên tại ĐHQGHN, vì vậy nó có thể không đại diện cho tất
cả các giảng viên ở Việt Nam. Các nghiên cứu trong tương lai với các mẫu lớn
hơn có thể được thực hiện để cho phép so sánh giữa các giảng viên ở Việt Nam.
Thứ
hai, nghiên cứu này chỉ nhấn mạnh đến các cấu trúc liên quan giữa các yếu tố
tạo động lực và kết quả làm việc của giảng viên. Các cấu trúc khác cần được
nghiên cứu để đo lường hiệu quả hoạt động của giảng viên bao gồm năng lực chuyên
môn, sự khuyến khích, đạo đức làm việc…
>> Chi tiết về bài báo:
-
Anh Duc DO, Ngoc Thach
PHAM, Hong Phuong BUI, Duc Thanh VU, The Kien NGUYEN, Thi Huyen NGUYEN, “Impact
of Motivational Factors on the Work Results of Lecturers at Vietnam National
University, Hanoi,” Journal of Asian
Finance, Economics and Business, Vol.7, No.8 (2020) 425-433.
___________________
Thông tin tác giả:
- Đỗ Anh Đức: Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân
- Phạm Ngọc Thạch:
Trường Đại học Hà Nội
- Bùi Hồng Phượng:
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
- Vũ Đức Thanh: Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN
- Nguyễn Thế Kiên:
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
- Nguyễn Thị Huyền: Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN